Bộ câu hỏi phỏng vấn JavaScript và cách trả lời đúng chuẩn

cau-hoi-phong-van-javascript
Ví dụ câu hỏi phỏng vấn JavaScript thường gặp

Trong thời đại công nghệ phát triển ngày một mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT là rất lớn, trong đó lập trình viên JavaScript là công việc có đãi ngộ hấp dẫn và được nhiều bạn trẻ săn đón.

Vậy, Java khác JavaScript như thế nào?

  • Java là ngôn ngữ lập trình tĩnh, còn JavaScript là ngôn ngữ lập trình động.
  • Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, còn JavaScript là ngôn ngữ kịch bản.
  • Chỉ cần viết mã Java một lần cho các ứng dụng chạy trong máy ảo và trình duyệt, còn JavaScript là ngôn ngữ đa nền tảng chạy trên trình duyệt. 

Nếu như những mô tả phía trên chính là "dream job" bạn đang tìm kiếm, tham khảo ngay những câu hỏi phỏng vấn JavaScript thường gặp và kịch bản trả lời chuẩn nhất dưới đây để vượt qua hàng trăm ứng viên khác nhé!

Những câu hỏi phỏng vấn JavaScript - Giới thiệu chung

1. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn JavaScript. 

Ở phần “Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn”, bạn cần nói lên điểm nổi bật trong chuyên môn của mình, chẳng hạn như số năm kinh nghiệm và thành tích đã đạt được. Song song đó, bạn cũng cần thể hiện ý chí cầu tiến thông qua việc trình bày mục tiêu ngắn và dài hạn khi ứng tuyển vị trí lập trình viên JavaScript.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn JavaScript:

Chào anh/chị, tôi là [tên bạn], một lập trình viên có [số năm kinh nghiệm] viết code JavaScript. Tôi từng góp mặt trong [kể tên 2-3 dự án nổi bật hoặc con số thành tích ấn tượng]. Lý do tôi apply cho [vị trí ứng tuyển] của quý công ty là vì tôi muốn làm việc cho doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực game để phát triển kỹ năng coding một cách toàn diện nhất và tôi cũng hướng bản thân trở thành một CTO trong tương lai để có thể cống hiến năng lực của mình cho các dự án lớn của công ty.

Đọc thêm: 10+ mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn “tán đổ" nhà tuyển dụng

2. Theo bạn, đâu là những kỹ năng quan trọng nhất của một lập trình viên JavaScript?

Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn JavaScript dạng kỹ năng thì bạn hãy nhớ trình bày cả kỹ năng chuyên môn và mềm nhé! Vì nhà tuyển dụng cần một ứng viên không chỉ thành thạo chuyên môn, mà còn có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt trong môi trường làm việc.

Để xây dựng hình tượng một ứng viên đầy tiềm năng, bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn JavaScript như sau:

Theo tôi, lập trình viên JavaScript bên cạnh các kỹ năng lập trình thành thạo HTML, CSS và JavaScript để tạo ra những website sinh động thì khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý tình huống logic cũng quan trọng không kém! Vì tôi cho rằng, sự thấu hiểu và hỗ trợ nhau không chỉ giúp việc coding dự án hiệu quả hơn, mà còn giúp gắn kết tinh thần đồng đội hơn, tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh.

Đọc thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp kèm kịch bản trả lời

Những câu hỏi phỏng vấn JavaScript - Chuyên môn

1. Nêu hiểu biết của bạn về các kiểu dữ liệu trong JavaScript.

Kiểu dữ liệu nguyên thủy:

  • Number: Là số nguyên và số thực, ví dụ như: 2 và 2.05.
  • String: Là dạng văn bản gồm một hoặc nhiều ký tự, ví dụ: “kinh nghiệm phỏng vấn JavaScript”.
  • Boolean: Gồm hai giá trị là true hoặc false.
  • Undefined: Là giá trị không xác định.
  • Null: Là không có giá trị.
  • Symbol: Dùng để lưu giữ các giá trị duy nhất và ẩn danh.

Kiểu dữ liệu tham chiếu:

  • Object: Thể hiện một đối tượng và các thuộc tính có thể truy cập đến.
  • Array: Chứa các giá trị thuộc cùng một kiểu dữ liệu.
  • Regular Expression: Biểu thức chính quy.

2. Cần lưu ý gì khi sử dụng từ khóa this trong arrow function?

Khi gặp trường hợp context mập mờ thì chúng ta có thể dùng bind ở function để định nghĩa lại this. Tuy nhiên, vì arrow function không có bind nên không định nghĩa lại được this. This ở đây sẽ tương ứng với ngữ cảnh gần nhất. 

3. Bạn sẽ làm gì thế để kiểm tra xem một số có phải là số nguyên hay không?

Số nguyên bao gồm số tự nhiên là 1, 2, 3,.. số âm và số 0 để kiểm tra một số có thuộc số nguyên hay không, ta có thể sử dụng Number.isInteger(num);

Với num là đối tượng cần kiểm tra, nếu là số nguyên thì giá trị trả về sẽ là true và ngược lại sẽ là false.

4. Chia sẻ hiểu biết của bạn về 3 giai đoạn của sự lan truyền sự kiện (event propagation).

Event Propagation là một cơ chế xác định cách các sự kiện lan truyền hoặc di chuyển qua cây DOM để đến mục tiêu của nó và những điều xảy ra sau đó.

Gồm 3 giai đoạn là capturing, targeting và bubbling

  • Capturing: Trong giai đoạn này, sự kiện sẽ được thực hiện từ ngoài vào trong, truyền từ Window xuống cây DOM và đến nút đích. 
  • Targeting: Sau khi phần tử mục tiêu được truy cập (trong đoạn code này có thể là event.target), giai đoạn bubbling xảy ra.
  • Bubbling: Quá trình sự kiện được kích hoạt ngược lại từ trong ra ngoài. Sự kiện tạo bong bóng sao lưu ở cây DOM, đi từ phần tử đích lên đến Window.

Nguồn: https://www.tutorialrepublic.com/JavaScript-tutorial/JavaScript-event-propagation.php

5. Có mấy loại scope và cho ví dụ?

Trong JavaScript thì scope là phạm vi khu vực nơi các biến được khai báo và xác định, gồm các loại sau:

  • Global scope là các biến được khai báo ở bất kỳ function nào và được truy cập ở các phạm vi thuộc chúng, ví dụ: Việt Nam
  • Function scope là các biến được khai báo cục bộ và chỉ truy cập trong vùng đó, ví dụ: thành phố Đà Nẵng
  • Block scope là các biến được khai báo bằng let và const , có thể hiểu như tỉnh/quận/huyện, được giới thiệu trong ES6.

6. Falsy value và Truthy value là gì? Có những falsy value nào trong JavaScript?

Falsy value chính là những giá trị khi chuyển qua Boolean thì sẽ có giá trị là false và có 7 falsy values trong JavaScript như sau:

  • Number 0
  • BigInt 0n
  • Keyword undefined
  • Keyword null
  • Number NaN
  • Boolean false
  • Empty string “” (tương ứng với `` hay ‘’)

Trong khi đó, truthy value là những giá trị true khi được chuyển đổi qua Boolean và đối lập với falsy value, chẳng hạn như: {} và []

7. Promise có thể có ở trạng thái nào? Sử dụng promises có ưu, nhược điểm gì?

Một  promise sẽ gồm 3 trạng thái gồm:

  • Pending: promise đang được chờ xử lý
  • Fulfilled: promise được thực hiện thành công.
  • Rejected (từ chối): promise bị từ chối vì có lỗi.

Ưu điểm khi sử dụng promise:

  • Promise có thể kết hợp nhau, không giống như các lệnh callbacks.
  • Có thể dễ dàng thực thi mã với promise.all khi nhiều phản hồi được trả về.
  • Bạn chỉ có thể đợi một kết quả từ các promise đồng thời đang chờ xử lý với sự trợ giúp của promise.race.
  • Bạn có thể viết mã không đồng bộ một cách đồng bộ nếu bạn sử dụng promise kết hợp với async/await.

Nhược điểm khi sử dụng promise:

  • Chỉ có thể hoạt động trên một giá trị duy nhất tại một thời điểm
  • Không có sẵn trong trình duyệt cũ hơn
  • Promise chậm hơn so với việc sử dụng lệnh callback

Những câu hỏi phỏng vấn JavaScript - So sánh

1. Hãy phân biệt anonymous và named functions.

Hiểu đơn giản thì anonymus function là hàm ẩn danh, không có tên và được tạo trong lúc chạy ứng dụng. Còn name function là hàm được đặt tên nên sẽ dễ dàng phát hiện và gỡ lỗi khi hàm có vấn đề.

2. Toán tử == và === trong JavaScript khác nhau như thế nào?

Khi bạn muốn so sánh tính bằng nhau của hai giá trị thì dùng toán tử ==. Còn toán tử === được sử dụng khi bạn muốn check hai giá trị cùng kiểu dữ liệu và có bằng nhau hay không.

3. Function Declaration khác gì với Function Expression?

Function Declaration là hàm được định nghĩa độc lập, không nằm trong biểu thức hoặc câu lệnh. Còn Function Expression là sử dụng toán tử = để hàm được định nghĩa trong biểu thức.

Function Declaration được xử lý trước khi chương trình chạy và nằm trong phạm vi block nên có thể gọi hàm trong block được. Ngược lại, Function Expression được tạo ra lúc chương trình chạy đến vị trí khởi tạo hàm, thế nên chỉ có thể tạo hàm sau khi khởi tạo.

4. Sự khác nhau giữa undefined và null. 

Khi bạn khai báo một biến trong JavaScript nhưng chưa gắn giá trị cho biến đó, thì giá trị sẽ là undefined (chưa xác định). Trong khi đó null là một trong các loại object, chẳng hạn như: ‘string’, ‘number’,...

5. Hãy phân biệt cách sử dụng của bind, call và apply?

  • Call và apply giống nhau khi cả hai đều gọi hàm trực tiếp. Tuy nhiên ở cách truyền tham số thì call truyền lần lượt từng tham số, còn apply thì truyền vào một array chứa toàn bộ tham số. 
  • Bind không gọi hàm trực tiếp mà trả lại một hàm mới và cách truyền tham số của bind giống call.

📍Kết luận:

12 câu hỏi phỏng vấn JavaScript phía trên tuy chưa phải là tất cả, nhưng cũng đủ để bạn có thể làm quen để luyện tập kỹ năng trả lời phỏng vấn của mình. "Để pass" buổi phỏng vấn JavaScript, bạn nên nhớ kỹ các điều sau:

  • Chuẩn bị kịch bản trả lời kỹ năng chuyên môn thật tốt.
  • Hãy trả lời trung thực nếu như gặp câu hỏi về lĩnh vực bạn chưa từng tiếp xúc.
  • Đến phỏng vấn đúng giờ và ăn mặc chỉn chu. 
  • Đừng quên tương tác với nhà tuyển dụng bằng nụ cười và thái độ cởi mở.
  • Gửi email cảm ơn sau phỏng vấn.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.