Bài viết bao gồm các nội dung:
Sau khi ra trường, bạn mong muốn làm công việc mình thích tại công ty bạn luôn mơ ước? Vậy thì ngoài việc duy trì kết quả học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động thì “đi làm thêm" cũng giúp ích rất nhiều về mặt trau dồi kỹ năng và kiến thức chuyên môn, cũng như “làm đẹp" cho chiếc CV xin việc full-time sau này.
Tuy là công việc làm thêm nhưng cũng sẽ bao gồm bước nộp hồ sơ xin việc. Một số bạn sinh viên với tâm thế “không có kinh nghiệm thì viết CV part-time như thế nào đây?” hay “chỉ là một công việc làm thêm thôi mà, cũng chẳng cần đơn xin việc part-time đâu”.
Sai lầm nhé! Dù yêu cầu của nhà tuyển dụng chỉ là tuyển nhân viên part time nhưng chỉ cần CV part-time cho sinh viên của bạn được đầu tư chỉn chu thì ắt ấn tượng về sự chuyên nghiệp của bạn sẽ lưu lại trong lòng nhà tuyển dụng.
Hãy cùng CakeResume tìm hiểu cách viết CV part-time cho sinh viên thật ấn tượng nhé!
Nếu đây là công việc làm thêm đầu tiên của bạn hoặc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì mẫu cv xin việc part-time làm thêm của bạn ít nhất nên ghi đầy đủ những thông tin sau:
Dù đơn xin việc part-time hay full-time thì bạn cũng cần ghi đầy đủ và chính xác những thông tin cá nhân cơ bản sau để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc được với bạn:
Ví dụ về “Thông tin cá nhân" trong CV xin việc part-time cho sinh viên:
Lương Tú Khanh
11/3/1990
linkedin.com/khanhtuluong
[email protected]
Tuy chỉ là công việc bán thời gian nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua phần này. Dựa vào tính chất công việc part-time, chỉ cần 1-2 câu giới thiệu bản thân, tính cách, kinh nghiệm hoặc thành tích phù hợp với công việc trong đơn xin việc part-time là được.
Ví dụ về “Giới thiệu bản thân" trong CV xin việc part-time cho sinh viên:
Có niềm đam mê về quản trị kinh doanh từ khi là sinh viên năm nhất và là nhà sáng lập câu lạc bộ học thuật Kỹ năng quản trị kinh doanh của đại học Kinh tế TPHCM. Bản thân là một người điềm tĩnh, thích ứng nhanh, có khả năng quản lý và luôn hứng thú tìm ra những cách giải quyết mới cho vấn đề.
Biết rằng các công việc part-time sẽ là những kinh nghiệm tiền đề để giúp sinh viên chuẩn bị cho những cơ hội sự nghiệp tốt hơn sau này. Tránh ghi mục tiêu dài hạn như: “Mong muốn có cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai” hoặc “Mong muốn sau này được vào làm tại công ty ABC” mà trong khi đó không phải là công ty mà bạn hiện đang ứng tuyển, v.v. Vì sẽ khó có ai muốn nhận bạn vào làm khi biết chắc rằng bạn không có sự nhiệt huyết, gắn bó với công việc và cũng sẽ gây nên mất cảm tình của nhà tuyển dụng đối với bạn.
Do đó, nếu chưa biết rõ được mục tiêu dài hạn của bản thân là gì thì cách tốt nhất là hãy trình bày những mục tiêu, kỳ vọng ngắn hạn trong CV xin việc part-time cho sinh viên.
Ví dụ về “Giới thiệu bản thân" trong CV xin việc part-time cho sinh viên:
Là một sinh viên năm 3 chuyên ngành Marketing, tôi mong muốn được làm việc đúng chuyên ngành của mình để được vận dụng những kiến thức, kỹ năng mà tôi được học vào công việc. Tôi cũng sẽ nỗ lực tốt đa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nâng cao kỹ năng và giúp công ty ngày một phát triển.
Thông thường hầu hết các công việc làm thêm dành cho sinh viên sẽ không yêu cầu quá nhiều về học vấn. Do đó đối với CV part-time cho sinh viên thì học vấn cần đảm bảo đầy đủ ít nhất các thông tin sau:
Ngoài ra nếu bạn đã từng tham gia vào những khoá học về một kĩ năng, bộ môn nào đó, v.v mà có liên quan đến công việc thì bạn cũng có thể đưa vào đơn xin việc part-time của mình.
Ví dụ về “Học vấn" trong CV xin việc part-time cho sinh viên:
Đại học Ngoại Thương (2020 - 2023)
Chuyên ngành: Kế toán - Kiểm toán
Có thể công việc làm thêm mà bạn đang ứng tuyển là việc làm đầu tiên của bạn, do đó bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để trình bày trong đơn xin việc part-time. Nhưng đừng lo, bạn vẫn có thể thay thế bằng những kỹ năng mềm/cứng có liên quan đến công việc ứng tuyển để chinh phục nhà tuyển dụng.
Ví dụ về “Kỹ năng & Điểm mạnh" trong CV Gia sư tiếng Anh online part-time:
✨ Tip: Mặc dù không có lợi thế về mặt kinh nghiệm nhưng quan trọng là bạn biết những khả năng và thế mạnh của bản thân ở đâu để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Thực chất tham gia những hoạt động ngoại khoá / tình nguyện cũng sẽ giống như bạn đi làm thêm một công việc để phát triển kỹ năng cũng như tích luỹ những trải nghiệm. Do đó, liệt kê từ 1-2 hoạt động phong trào trong CV part-time cho sinh viên cũng là một cách cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người năng động, tích cực và ham học hỏi.
Ví dụ về “Hoạt động ngoại khoá" trong CV part-time cho sinh viên:
Vì là CV xin việc part-time cho sinh viên nên một số nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến sở thích cá nhân của ứng viên. Thông qua đó, họ sẽ phần nào hiểu được tính cách cũng như mức độ phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Do vậy, hãy nêu ra 2-3 sở thích tiêu biểu có liên quan và bạn nghĩ nó có thể hỗ trợ, giúp ích trong công việc mà bạn đang ứng tuyển nhé!
Ví dụ: Ứng tuyển vị trí Admin/Blogger thì sở thích về đọc sách, chụp hình, sẽ là một lợi thế cho bạn.
Ngoài kết quả học tập tốt, kỹ năng và điểm mạnh, thì bạn có thể cung cấp thêm những mục sau trong đơn xin việc part-time để thể hiện bản thân rõ hơn.
Ví dụ về thông tin bổ sung cho CV xin việc part-time cho sinh viên:
📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp!
Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết cách tạo CV part-time sao cho đúng chuẩn. Sau đây là 7 tips tạo cv xin việc part-time đơn giản mà CakeResume dành cho bạn nè!
Đơn giản lắm, bạn chỉ cần google “cách làm cv xin việc part-time”, “mẫu cv xin việc part-time cho sinh viên”, “mẫu cv xin việc part-time online”, v.v là sẽ có hàng ngàn kết quả tìm kiếm hiện ra cho bạn tham khảo.
Nhưng không cần đi đâu xa, bài viết này của CakeResume là một hướng dẫn cụ thể cách tạo CV part-time dành cho bạn. Ngoài ra CakeResume còn cung cấp cho bạn vô vàn những bài biết hướng dẫn hữu ích cũng như những mẫu CV part-time cho sinh viên đa dạng khác nữa.
Việc chỉ sử dụng duy nhất một mẫu CV part-time để ứng tuyển nhiều công việc khác nhau hoặc “lười” điều chỉnh thông tin trong CV sẽ gây nên cho bạn: thứ nhất, sự nhầm lẫn hoặc không biết thông tin được gửi có đúng với yêu cầu và vị trí tuyển dụng hay không; thứ hai, thông tin được cung cấp quá cũ so với hiện tại (khoảng 1-2 năm trước) sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn không có sự đầu tư và chỉnh chu trong công việc.
Do đó, trước khi ứng tuyển vào công việc làm thêm nào thì hãy kiểm tra và điều chỉnh lại đơn xin việc part-time cho phù hợp nhé!
Điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở những người trẻ, những bạn sinh viên đó là thái độ ham học hỏi và niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc. Nhưng làm sao để họ nhận ra được điều đó trong đơn xin việc part-time của bạn?
Câu trả lời là bạn hãy kết hợp những động từ và tính từ mang nghĩa tích cực vào các phần như: giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng và điểm mạnh. Việc sử dụng các động từ và tính từ như vậy sẽ giúp bạn nhấn mạnh đuợc ý mà bạn muốn truyền tải và nội dung CV cũng sẽ trở nên mạch lạc hơn.
Đừng cố gắng đưa thông tin nhiều nhất có thể vào CV xin việc part-time khiến cho CV dài lan man tận 2-3 trang. Đối với một đơn xin việc part-time và đối tượng là học sinh sinh viên thì việc trình bày quá nhiều những thông tin không cần thiết có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nội dung CV của bạn mơ hồ và không đáng tin. Do đó, hãy chắt lọc đủ và đúng những thông tin cần thiết và gói gọn nó trong khoảng 1 trang giấy A4 là được.
Dành cho những bạn với kinh nghiệm làm việc còn hạn chế thì cách ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó là nộp kèm đơn xin việc (cover letter) với CV xin việc part-time của bạn. Cover letter sẽ là nơi bạn có thể trình bày rõ hơn về những yếu tố như: cá tính, khả năng, những thành tích, lý do bạn nghĩ bạn phù hợp với công việc, giá trị mà bạn mang lại được, v.v để chinh phục nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, cách bạn viết một cover letter cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được khả năng trình bày vấn đề, khả năng thuyết phục, khả năng ngoại ngữ (nếu bạn viết bằng tiếng Anh), tính logic, v.v của bạn nữa đấy!
Cho dù CV xin việc part-time của bạn có đẹp đến mấy nhưng bạn viết một email thiếu chuyên nghiệp, mục đích không rõ ràng thì phần trăm cao là nhà tuyển dụng cũng sẽ không mở đọc CV của bạn. Đơn giản là vì không ai muốn thuê bạn vào làm việc trong khi bạn còn không biết cách viết một chiếc email xin việc sao cho chỉnh chu và rõ nghĩa.
"Nên" khi viết mail xin việc:
"Không nên" khi viết mail xin việc:
CV xin việc part-time cho sinh viên của bạn có gì khác biệt so với các ứng viên khác đều phụ thuộc vào cách bạn để lại đấu ấn cá nhân của bản thân. Muốn làm được điều đó thì những thông tin bạn ghi trong đơn xin việc part-time phải trước hết trung thực và thể hiện đúng cá tính của bạn. Nói một cách dễ hiểu là những thông tin mà bạn cung cấp nên đi đúng vào trọng tâm, không khoa trương, phóng đại và vượt quá khả năng của một sinh viên.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tham khảo ngay mẫu CV nhân viên phục vụ part-time cho sinh viên dưới đây!
[email protected]
07/06/2001
(+886) 964732810
Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
2019 - 2023
Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Casy Dang ---