10+ tiêu chí đánh giá nhân sự giúp doanh nghiệp giữ chân người tài

tieu-chi-danh-gia-nhan-su
10 tiêu chí đánh giá nhân sư nhà quản lý cần biết

Con người được xem là tài nguyên quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp và việc đánh giá nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp quản lý hiệu quả công việc và nâng cao năng lực của từng cá nhân trong tổ chức.

Nếu việc đánh giá nhân viên không được thực hiện đúng cách, công ty có thể bị tổn thất lớn, bao gồm việc mất đi nhân viên có năng lực, phí tổn thời gian và tài nguyên trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, thậm chí là để vuột mất cơ hội phát triển kinh doanh vào tay đối thủ cạnh tranh. 

Vì thế, đánh giá nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận nhân sự hoặc các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, nhằm tối ưu hoá tài nguyên nhân lực, xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng cao để giúp công ty phát triển vững mạnh hơn.

Đánh giá nhân sự là gì, vì sao cần thiết?

Đánh giá nhân sự là quá trình đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên thông qua thái độ làm việc, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng làm việc nhóm và kết quả công việc. Thông qua hoạt động đánh giá nhân sự, nhân viên có thể biết được những hạn chế cần cải thiện hay những điểm mạnh cần phát huy. Ngoài ra, điều này còn giúp lãnh đạo biết được năng lực và tiềm năng phát triển của mỗi nhân viên, từ đó đưa ra quyết định phân bổ tài nguyên nhân lực hợp lý và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá nhân sự của từng công ty sẽ phụ thuộc vào vị trí, chiến lược và chính sách phát triển nhân sự của tổ chức đó.

Việc đánh giá nhân viên có vai trò giúp công ty xác định rằng đội ngũ lao động của mình có năng lực tốt và hướng đến mục tiêu phát triển thịnh vượng cùng doanh nghiệp. Hoạt động đánh giá nhân viên cũng giúp các nhà quản lý lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, tạo ra các chính sách khen thưởng hợp lý, đồng thời cũng là cơ hội để nhân viên tự đánh giá mình, đề xuất các biện pháp cải tiến và cải thiện hiệu suất công việc của họ.

Nói tóm lại, đánh giá nhân sự là một công cụ quan trọng giúp công ty đảm bảo sự phát triển và thành công của mình thông qua việc tạo ra đội ngũ nhân viên có năng lực và trách nhiệm.

Các tiêu chí đánh giá nhân sự

Về công việc 

Khi nói về tiêu chí đánh giá nhân sự trong công việc thì người ta thường nhắc đến KPI. KPI đánh giá nhân sự (Key Performance Indicators) thường dựa trên các chỉ số quan trọng liên quan đến công việc và mục tiêu của từng cá nhân hoặc phòng ban trong doanh nghiệp. Những chỉ số này có thể bao gồm:

  • Mức độ hoàn thành công việc: Tiêu chí đánh giá nhân sự này thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa công việc đã hoàn thành và tổng số công việc được giao.
  • Chất lượng công việc: Là tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên chất lượng công việc hoàn thành, bao gồm độ chính xác, tính đầy đủ và đúng thời hạn hoặc các tiêu chí định sẵn trong dự án.
  • Hiệu suất làm việc: Có thể được tính bằng số sản phẩm/dự án hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc bằng cách so sánh thời gian hoàn thành công việc với các tiêu chuẩn hoặc mục tiêu đã đề ra.
  • Năng lực: Có thể đánh giá năng lực nhân sự thông qua các bài kiểm tra chuyên môn hoặc các đánh giá khác dựa trên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công việc.
  • Tinh thần làm việc: Là đánh giá nhân sự về khả năng giải quyết công việc, làm việc nhóm, sự cầu tiến và ham học hỏi,...
  • Đóng góp và sáng tạo: Đánh giá khả năng của nhân viên trong việc đưa ra ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo và đóng góp ra sao cho sự phát triển của công ty.

Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá nhân sự trên chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức của từng doanh nghiệp, và thường được quy định rõ ràng trong bảng đánh giá nhân viên. 

kpi-la-gi
Đọc thêm: KPI là gì và cách xây dựng chỉ số KPI cho doanh nghiệp?

Về con người 

Ngoài tác phong chuyên nghiệp và năng lực chấp hành nhiệm vụ tốt, thì thái độ cư xử với đồng nghiệp, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng được coi là tiêu chí cần thiết để phát triển một môi trường làm việc lành mạnh trong doanh nghiệp

  • Tác phong: Bao gồm tuân thủ quy tắc ăn mặc, thái độ ứng xử, phong cách giao tiếp và cách giải quyết mâu thuẫn.
  • Thái độ làm việc: Các tiêu chí đánh giá nhân sự về thái độ bao gồm: sự cởi mở, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp, sự tự giác và tích cực.
  • Sự chuyên nghiệp: Thể hiện qua năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và sự nghiêm túc trong công việc.
  • Sự cải thiện: Đánh giá nhân viên trong việc tự học hỏi và phát triển bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Tính kỷ luật và chuyên cần: Đánh giá mức độ tuân thủ quy chế công ty và làm việc siêng năng.

Cách đánh giá nhân viên hiệu quả

📍Nắm được quy trình đánh giá nhân sự

Việc nắm rõ quy trình đánh giá nhân sự giúp công ty đánh giá nguồn nhân lực chính xác, có cái nhìn tổng quan về năng lực trung bình của đội ngũ nhân viên, từ đó đưa ra quyết định quản lý nhân sự hiệu quả và mang tính chiến lược. Đồng thời, việc này cũng giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tiêu chí và tiêu chuẩn của công ty, từ đó đề xuất cách cải tiến và phát triển bản thân để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Ngoài ra, công ty cũng nên công bố thời điểm đánh giá để nhân viên có thể nắm rõ và chuẩn bị tốt, chẳng hạn như thông báo đánh giá nhân sự cuối năm, hàng quý hoặc hàng tháng.

📍Sử dụng phương pháp đánh giá nhân sự phù hợp 

Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nhân sự thường phụ thuộc vào 3 yếu tố: mục đích đánh giá, tính chất công việc và quy mô doanh nghiệp. 

Một khi đã làm rõ các yếu tố trên, bạn có thể tham khảo 5 phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong bảng đánh giá nhân viên doanh nghiệp hiện nay để ra quyết định phù hợp: 

  • Xếp hạng cấp bậc: Sắp xếp nhân viên theo cấp bậc và đánh giá hiệu quả công việc dựa trên định mức công việc của từng cấp bậc.
  • Sử dụng thang điểm: Đánh giá hiệu quả công việc dựa trên một thang điểm có sẵn.
  • Đánh giá 360: Đánh giá đa chiều, bao gồm nhiều nhân viên và các bên liên quan đến công việc của nhân viên, như đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và khách hàng.
  • Tự đánh giá: Nhân viên tự đánh giá hiệu quả công việc, điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội phát triển của bản thân trong tổ chức.
  • Quan sát và theo dõi: Đánh giá nhân viên dựa trên việc quan sát và theo dõi hiệu suất hay những hành động và thành tích cụ thể của họ trong công việc.

📍Công khai tiêu chí đánh giá nhân sự

Việc thiết lập các tiêu chí đánh giá nhân sự rõ ràng, công khai là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác và công bằng. Các tiêu chí này phải được đặc tả rõ ràng, dễ hiểu trong bảng đánh giá nhân sự, từ đó giúp tránh được sự thiên vị và mơ hồ trong quá trình đánh giá nhân viên.

📍Phản hồi và trao đổi với nhân viên sau khi đánh giá

Việc trao đổi và thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá giúp đảm bảo sự đồng thuận, nâng cao tinh thần đồng đội của mỗi nhân viên và để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cần cải thiện hay phát huy. Đồng thời, sử dụng phương pháp đánh giá nhân sự phù hợp cũng giúp nhân viên hiểu rõ hơn về mục tiêu và giá trị của công ty, khuyến khích họ tiếp tục nỗ lực phát triển bản thân và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên môi trường làm việc lý tưởng. 

Đọc thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả

📍Tham khảo mẫu đánh giá nhân sự

Việc tham khảo mẫu đánh giá nhân sự là một bước tiến giúp doanh nghiệp đảm bảo tính khách quan và cập nhật các tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần điều chỉnh để phù hợp với tiêu chí đánh giá của tổ chức.

Ví dụ: Bảng nhận xét đánh giá thử việc thường không nhiều tiêu chí đánh giá như nhân viên chính thức, và không cần sự nhận xét đến từ nhiều đồng nghiệp mà chỉ cần từ phía cán bộ hướng dẫn trực tiếp và trưởng phòng ban đã thử việc.

CakeResume đã chuẩn bị một mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel để bạn tham khảo thêm và tải về miễn phí!

CakeResume giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình tìm kiếm ứng viên trong thời gian ngắn nhất với mạng lưới xuyên quốc gia cùng công nghệ chọn lọc thông minh. Tạo tài khoản ngay hôm nay để khám phá các giải pháp tuyển dụng hiệu quả và thu hút nhân tài tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. 

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!