Employer branding là gì? Vì sao đây là cách tuyển dụng hiệu quả?

employer-branding-la-gi
5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Nhắc đến Google, Apple, Microsoft, chúng ta sẽ lập tức nhớ đến sự năng động, đa dạng văn hóa, tiên phong hay tư duy sáng tạo. Điều này cho thấy thương hiệu tuyển dụng mang trong mình một sức mạnh rất lớn. Không chỉ giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, tạo sự khác biệt với đối thủ cùng phân khúc, thương hiệu nhà tuyển dụng còn là nam châm hút nhân tài vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong thời đại số, khi chỉ cần một cú nhấp chuột là ứng viên có thể biết mọi điều về công ty họ chuẩn bị nộp hồ sơ.

Dù bạn đã nắm rõ “employer branding là gì" hay chưa, CakeResume có ngay cẩm nang về xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và những điều cần biết để doanh nghiệp bạn có chiến lược employer branding thành công!

Employer Branding là gì?

Employer Branding là làm gì?

Thương hiệu nhà tuyển dụng (hoặc hình ảnh tuyển dụng) xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh “employer branding”. Trong đó, “Employer” chỉ một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng hoặc có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, trong khi đó, “Branding” là chiến lược giúp họ nhấn mạnh sự khác biệt của mình trên thị trường. Mục tiêu cuối cùng của xây dựng employer branding là thiết lập trong tâm trí của các ứng viên tiềm năng một hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất và có môi trường làm việc lý tưởng nhất. 

3 giá trị ẩn chứa trong thương hiệu tuyển dụng

Bên cạnh sản phẩm và dịch vụ của công ty, ứng viên tiềm năng còn quan tâm đến những yếu tố khác nằm trong employer branding để xác định xem công ty có phù hợp với mình hay không.

Nhìn chung, giá trị thương hiệu tuyển dụng bao gồm ba khía cạnh sau:

1. Giá trị lý tính trong thương hiệu tuyển dụng

Giá trị lý tính, “contractual benefits”, là những giá trị doanh nghiệp đem đến cho nhân viên thông qua sự đồng thuận bằng văn bản như mức lương, chế độ đãi ngộ hay các cam kết khác.

2. Giá trị cảm tính trong thương hiệu tuyển dụng

Giá trị cảm tính, “emotional benefits”, là những cảm xúc, suy nghĩ và đánh giá của nhân viên về doanh nghiệp. Một công ty dù có lương căn bản cao nhưng nhận về nhiều ý kiến tiêu cực chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng.

3. Tính cách thương hiệu trong thương hiệu tuyển dụng

Dù Google, Apple và Microsoft đều là các ông trùm ngành công nghệ nhưng mỗi bên lại mang tính cách thương hiệu không thể nhầm lẫn trên thị trường. Tính cách thương hiệu có vai trò như một bộ lọc trong quy trình tuyển dụng, giúp thu hút nhân tài cùng chung cá tính tới làm việc.

Vì sao cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng? 

Doanh nghiệp không thực sự sở hữu thương hiệu nhà tuyển dụng, mà được định hình bởi đánh giá chủ quan của đội ngũ nhân viên cũng như công chúng bên ngoài. Do vậy, nếu doanh nghiệp không nỗ lực làm employer branding, đó sẽ là một thiệt thòi rất lớn.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ giúp công ty:

1. Thu hút nhiều nhân tài ứng tuyển 

Đôi khi để có được nhân tài, doanh nghiệp cần bỏ ra khoản chi lớn mới có thể mời họ về làm việc. Thế nhưng nỗi lo tài chính này sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn có hình ảnh tuyển dụng mạnh mẽ. Lúc này, nhân tài sẽ tự tìm đến bạn mà không yêu cầu trả lương cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

2. Giữ chân nhân viên ở lại lâu

Thương hiệu tuyển dụng là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Khi được làm việc trong môi trường lành mạnh và tích cực, nhân viên sẽ đoàn kết và trung thành hơn với công ty, giúp doanh nghiệp giảm những xáo trộn không đáng có về mặt nhân sự.

3. Giành được ứng viên tiềm năng trẻ

Thương hiệu nhà tuyển dụng còn là nam châm thu hút lao động trẻ. Khi các thế hệ sau dành nhiều thời gian nghiên cứu về công ty hơn, thì danh tiếng của công ty trên internet là yếu tố quan trọng quyết định việc họ có ứng tuyển hay không.

4. Tiết kiệm chi phí tuyển dụng nhân sự

Một thương hiệu tuyển dụng tốt giúp nhà tuyển dụng bớt đi gánh nặng chi phí cần phải bỏ ra để đưa tin tuyển dụng lên trang nhất các website tìm việc, nhất là trong mùa cao điểm “nghỉ việc” và “nhảy việc”.

Đọc thêm: Cách tuyển dụng hiệu quả để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng

1. Đánh giá tình hình doanh nghiệp 

Chỉ khi nào thực sự hiểu doanh nghiệp của mình, bạn mới có thể tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ. Rà soát lại văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, giá trị và sứ mệnh của công ty bạn để xác định doanh nghiệp của bạn cần nhân tài có đặc điểm như thế nào, kỳ vọng nào nên đặt ra cho họ. Bằng cách này, thương hiệu tuyển dụng mới có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn đã đề ra. 

2. Xác định rõ EVP

EVP, employer value proposition, được xem như một lời hứa công ty dành cho nhân viên hiện tại và tương lai của mình và là thông điệp truyền thông cho doanh nghiệp trên không gian số. Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp của bạn muốn đóng góp điều gì cho xã hội? Hãy xây dựng employer branding dựa trên EVP để gợi lên niềm đam mê trong nhân viên và sự hào hứng ở các ứng viên tiềm năng.

3. Lựa chọn nền tảng phát triển thương hiệu tuyển dụng 

Khi giới thiệu hoặc quảng cáo về doanh nghiệp, bạn nên sử dụng nhiều hơn một kênh truyền thông trong kế hoạch quảng bá thương hiệu tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ ưu điểm của mỗi nền tảng truyền thông để lựa chọn cách thức truyền tải hình ảnh tuyển dụng phù hợp nhất.

Ví dụ, những content hài hước, mang tính giải trí cao thường có khả năng "viral" cao trên TikTok hay Instagram Reels. Trong khi đó, những hình ảnh và video truyền cảm hứng lại phù hợp hơn với LinkedIn.

4. Tận dụng nguồn nhân lực nội bộ

Đây là nhân tố chính quyết định văn hóa và thương hiệu của công ty bạn trên thị trường và trong mắt ứng viên tiềm năng. Một số cách để tận dụng nhân viên hiện tại giúp cải thiện thương hiệu nhà tuyển dụng là:

  • Thiết lập các từ khóa dễ nhớ gắn với hình ảnh tuyển dụng, văn hóa doanh nghiệp.
  • “Khoe khéo” nhân viên và cảm nhận của họ khi làm việc tại công ty trên website hoặc mạng xã hội.
  • Khuyến khích nhân viên đăng ảnh về môi trường làm việc, từ đó tận dụng truyền thông thương hiệu tuyển dụng qua hình thức word-of-mouth (truyền miệng).

5. Soạn thảo bản tin tuyển dụng thu hút

Không phải ai cũng biết cách viết thông báo tuyển dụng và mô tả công việc (JD) làm sao cho thu hút và thể hiện được hình ảnh của doanh nghiệp tuyển dụng. Hãy sử dụng các từ khóa được nghiên cứu từ bước 4 để bản tin tuyển dụng của công ty bạn vừa khác biệt với đối thủ cạnh tranh, vừa mang đậm bản sắc của thương hiệu tuyển dụng.

mau-mo-ta-cong-viec
Đọc thêm: 6 mẫu mô tả công việc cho doanh nghiệp tham khảo

Bộ phận phụ trách Employer Branding

Vì có từ “tuyển dụng” bên trong mà nhiều người cho rằng xây dựng thương hiệu tuyển dụng là trách nhiệm của bộ phận nhân sự. Nhưng sự thực có phải như vậy không? 

✅ Phòng Hành chính - Nhân sự

Nhân sự là bộ mặt của quy trình tuyển dụng và là ấn tượng đầu tiên trong mắt ứng viên. Từ soạn thảo JD, viết tin tuyển dụng, liên hệ ứng viên tiềm năng, v.v. cho đến các chính sách. Vì vậy, rất dễ hiểu khi nhiều doanh nghiệp đặt nhiệm vụ xây dựng thương hiệu tuyển dụng lên HR.

✅ Phòng PR - Marketing

Một thương hiệu tuyển dụng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được truyền thông một cách hiệu quả. Vai trò của Marketing trong xây dựng employer branding là truyền tải hình ảnh tuyển dụng nhất quán ra bên ngoài từ website, mạng xã hội công ty hay quảng cáo.

✅ Các chức vụ quan trọng trong công ty

Sự phối hợp của Hành chính - Nhân sự và PR - Marketing có nhịp nhàng và hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty. Bởi lẽ, mọi thông điệp truyền tải cần liên kết đến sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp tạo dựng bởi những người đứng đầu (ví dụ: CEO, CFO, CMO, v.v.)



📍Kết luận:

Nói tóm lại, employer branding = cách tuyển dụng hiệu quả!

Thương hiệu nhà tuyển dụng giúp doanh nghiệp tác động đến đánh giá của ứng viên tiềm năng, duy trì sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên hiện tại. Do đó, dù doanh nghiệp của bạn có kế hoạch xây dựng chiến lược employer branding là gì, thì mục đích cuối cùng vẫn là để giữ chân những nhân viên có hiệu suất làm việc cao và thu hút những nhân tài hàng đầu đến với doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng, CakeResume tự tin đem đến các chiến lược employer branding hiệu quả. Hợp tác với chúng tôi để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh và thu hút thêm nhiều nhân tài!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm

Bài viết liên quan mới nhất
Chuyện đi làm
thg 3 6 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.