Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Trong phần mô tả công việc của một bài tuyển dụng, các công ty thường yêu cầu ứng viên phải có một “combo” kỹ năng cứng và kỹ năng mềm nhất định.

Vậy kỹ năng cứng - kỹ năng mềm, cái nào quan trọng hơn? Trên thực tế, kỹ năng cứng dễ đánh giá hơn kỹ năng mềm, nhưng cả hai đều cần thiết để thành công trong bất kỳ vai trò nào.

Nhưng chính xác thì kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? Đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này và tại sao kỹ năng mềm quan trọng? CakeResume sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể, tất cả trong bài viết dưới đây!

Đọc thêm: 50+ kỹ năng trong CV giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) là kiến thức và thực hành thuộc về một lĩnh vực chuyên môn mà bạn đã đạt được thông qua kinh nghiệm làm việc hoặc chương trình học tập.

Ví dụ, một trong các kỹ năng cứng phổ biến hiện nay là đánh máy. Không ai được sinh ra với kỹ năng này cả. Thay vào đó, chuyên môn này phải được học theo thời gian, thường là thông qua bài giảng và luyện tập. 

Mỗi công việc sẽ yêu cầu một bộ những kỹ năng cứng cần thiết. Quay trở lại ví dụ về kỹ năng đánh máy, kỹ năng này là điều kiện tiên quyết nếu bạn là trợ lý hành chính hoặc người viết nội dung, nhưng ít quan trọng hơn nếu bạn là nhiếp ảnh gia hoặc đầu bếp.

Kỹ năng mềm là gì?

Khái niệm kỹ năng mềm có thể được hiểu là kỹ năng xã hội, là những đặc điểm trong tính cách và hành vi của một người, cách họ tương tác với mọi người và môi trường xung quanh. 

Đặc điểm của kỹ năng mềm là những thứ bạn có thể thấy mình giỏi một cách tự nhiên mà không cần phải học hoặc thực hành. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện các kỹ năng mềm của mình. 

Vai trò của kỹ năng mềm là rất quan trọng trong mọi công việc, không kể nhóm ngành. Nhìn vào ví dụ về kỹ năng mềm như khả năng quản lý thời gian và xây dựng mối quan hệ, bạn sẽ có lợi thế trong hầu hết các công việc nếu biết quản lý tốt lịch trình của mình và ứng xử, hợp tác tốt trong môi trường làm việc. 

📍Tóm lại, cách bạn học một kỹ năng và cách bạn áp dụng điều đó vào công việc chính là sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Ngoài ra:

  • Kỹ năng cứng gồm những khả năng có thể đo lường được bằng các chứng chỉ, portfolio, hoặc bài kiểm tra đánh giá. 
  • Kỹ năng mềm gồm những khả năng này khó xác định hoặc đo lường, nhưng chúng vẫn có giá trị tại nơi làm việc.

Ví dụ kỹ năng cứng cho từng ngành nghề

1. Kế toán

Một số ví dụ về kỹ năng cứng hữu ích cho nghề kế toán:

  • Kiến thức về các nguyên tắc và thực hành kế toán
  • Thành thạo phần mềm tài chính như QuickBooks hoặc Microsoft Dynamics
  • Thành thạo phần mềm bảng tính như Microsoft Excel
  • Kỹ năng kê khai và kê khai thuế
  • Kỹ năng kiểm toán và bảo đảm

2. Marketing

Vai trò của kỹ năng cứng trong lĩnh vực Marketing là cho phép các chuyên viên thực hiện chiến lược tiếp thị, cũng như đo lường kết quả của những dự án này. 5 kỹ năng cứng trong nghề marketing:

  • Kỹ năng phân tích dữ liệu và thống kê
  • Kỹ năng phát triển chiến lược tiếp thị
  • Am hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 
  • Khả năng tạo và quản lý nội dung
  • Kiến thức về tiếp thị truyền thông xã hội

Đọc thêm: SEO là gì? Tất tật về công việc nghề SEO

3. Thiết kế

Dưới đây là những kỹ năng cứng cần thiết cho một designer:

  • Adobe Creative Suite: Chỉnh sửa hình ảnh, đồ họa vector và thiết kế bố cục.
  • HTML và CSS: Những ngôn ngữ được sử dụng để xây dựng và thiết kế trang web.
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX)
  • Thiết kế đồ họa
  • Kỹ năng quản lý dự án

Đọc thêm về nghề designer qua series bài viết này!

4. Lập trình

Với một nghề đòi hỏi chuyên môn cao như nghề lập trình, kỹ năng cứng gồm những kiến thức và khả năng sau:

  • Trình độ thông thạo ngôn ngữ lập trình (C ++, Java hoặc Python)
  • Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
  • Gỡ lỗi mã
  • Phương pháp phát triển phần mềm
  • Quản lý phiên bản 

5. HR/Nhân sự

Đối với nghề nhân sự, vai trò của kỹ năng cứng là để quản lý và hỗ trợ nhân viên trong tổ chức một cách hiệu quả. 5 kỹ năng cứng cho HR gồm có:

  • Kỹ năng quản lý doanh nghiệp
  • Kiến thức về tài chính
  • Kiến thức về pháp luật
  • Khả năng áp dụng công nghệ căn bản
  • Kỹ năng chạy bảng lương (Payroll)

6. Ngân hàng

Kỹ năng chuyên môn giúp nhân viên ngân hàng quản lý các giao dịch tài chính, giảm rủi ro và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 5 ví dụ về kỹ năng cứng cho ngành ngân hàng là:

  • Kỹ năng phân tích dữ liệu
  • Kiến thức về mô hình tài chính
  • Kỹ năng quản lý rủi ro
  • Công nghệ thông tin
  • Kỹ năng sales và tiếp thị

7. Xây dựng

Nghề xây dựng có quy định chặt chẽ về chuyên môn. Dù có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và chuyên môn, nhưng về cốt lõi thì 5 kỹ năng cứng gồm những điều kiện sau:

  • Kỹ năng đọc bản thiết kế
  • Các kỹ thuật tạo và lắp đặt các cấu trúc như hàn, mộc
  • Am hiểu về điện học
  • Am hiểu về hệ thống ống nước
  • Kiến thức về quy trình và quy định về an toàn trong xây dựng

8. Chăm sóc khách hàng

Các kỹ năng cứng cần thiết của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm:

  • Thành thạo sử dụng các hệ thống, thiết bị bán hàng (POS)
  • Kỹ năng nhập liệu
  • Kiến thức về sàn bán hàng
  • Kỹ năng giao tiếp qua cuộc gọi (Inbound và Outbound call)
  • Kiến thức sản phẩm

9. Kiến trúc sư

Vai trò của kỹ năng cứng trong ngành kiến trúc là cho phép các kiến trúc sư tạo ra các công trình đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và an toàn của khách hàng và cộng đồng. 5 ví dụ có thể kể đến là:

  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm vẽ và thiết kế AutoCAD
  • Kiến thức về luật và quy chuẩn xây dựng
  • Hiểu biết về kỹ thuật kết cấu, vật liệu và kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ năng mô hình hóa và trực quan hóa 3D 
  • Kỹ năng quản lý dự án xây dựng

Đọc thêm: Cách viết CV kiến trúc sư nổi bật “vượt qua” mọi ứng viên

10. Sales

Đối với nghề Sales (nhân viên kinh doanh/bán hàng), kỹ năng cứng gồm những kỹ thuật và kiến thức như sau:

  • Hiểu biết về sản phẩm và chuỗi cung ứng
  • Kỹ thuật bán hàng và tiếp thị
  • Kỹ năng máy tính
  • Kỹ năng quản lý quan hệ khách hàng
  • Nhạy bén trong tài chính

📍Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cứng?

  • Đăng ký các hội thảo, khóa đào tạo, chứng chỉ, bằng cấp trực tiếp liên quan đến ngành nghề bạn theo đuổi.
  • Làm theo các video hướng dẫn, bài giảng trên internet (lưu ý đảm bảo nguồn thông tin là uy tín).
  • Áp dụng một kỹ năng cứng mới vào một dự án cá nhân, học hỏi thông qua thử nghiệm và mắc lỗi.
  • Nếu bạn hiện đang đi làm, hãy tìm kiếm cơ hội học tập ngay tại nơi làm việc (từ mentor, đồng nghiệp,...).
xu-huong-nghe-nghiep
Đọc thêm: Dự đoán xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam

Ví dụ kỹ năng mềm

Không hề bị lép vế so với nhóm kỹ năng cứng, vậy kỹ năng mềm có tầm quan trọng như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm về kỹ năng mềm và lợi ích của kỹ năng mềm qua 10 ví dụ dưới đây.

1. Kỹ năng giao tiếp

Là yếu tố cần thiết để thành công trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, kỹ năng mềm này liên quan đến khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, cũng như hiểu các tín hiệu bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

Đọc thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? 5 cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là quá trình xác định vấn đề, đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp một cách hiệu quả. Tăng khả năng quyết đoán, hiệu suất làm việc và giảm thiểu căng thẳng cũng là những lợi ích của kỹ năng mềm này.

3. Làm việc nhóm (Teamwork)

Nhóm kỹ năng mềm này bao gồm khả năng giao tiếp, cộng tác hiệu quả, cộng với tinh thần đoàn kết. Khi một nhóm làm việc cùng nhau và hướng tới một mục tiêu chung, các thế mạnh và kỹ năng của từng cá nhân sẽ dẫn đến một kết quả tốt hơn so với nỗ lực riêng lẻ. Vậy mới thấy kỹ năng mềm quan trọng như thế nào!

4. Đa nhiệm (Multitasking)

Đa nhiệm là một ví dụ về kỹ năng mềm rất quan trọng trong xã hội với nhịp sống nhanh như ngày nay. Khả năng sắp xếp nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm cùng một lúc cho phép bạn làm việc hiệu quả và năng suất hơn. 

5. Kỹ năng lãnh đạo

Một cá nhân có kỹ năng lãnh đạo tốt là người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho những thành viên khác trong một nhóm để hướng tới một mục tiêu chung. Đặc điểm của kỹ năng mềm này là nó cũng giúp một nhà lãnh đạo trở nên tự tin và quyết đoán hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 8 kỹ năng người lãnh đạo cần có

6. Khả năng thích ứng

Với những thay đổi liên tục của công nghệ và xã hội, khả năng thích ứng và học các kỹ năng mới là không thể thiếu để duy trì tính cạnh tranh. Ngoài ra, kỹ năng thích ứng cũng liên quan đến khả năng làm quen với môi trường hoặc cách làm việc mới trong khoảng thời gian ngắn.

7. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một kỹ năng mềm thiết yếu để có một lối sống hiệu quả và trọn vẹn. Bằng cách tạo lịch trình hợp lý, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và tự đặt thời hạn cho bản thân, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian tối ưu. 

8. Tính sáng tạo

Sáng tạo là một khả năng độc đáo cho phép con người tạo ra những ý tưởng mới và mang tính cải tiến. Vai trò của kỹ năng mềm này thường gắn liền với các hoạt động nghệ thuật như hội họa, viết lách và âm nhạc, nhưng không bị giới hạn trong những lĩnh vực này.

📍Làm thế nào để nâng cao kỹ năng mềm? 

Đầu tiên, hãy xác định xem vai trò của kỹ năng mềm nào là quan trọng và cần được cải thiện nhất bằng cách tự đánh giá trung thực hoặc xin phản hồi từ sếp, đồng nghiệp, gia đình hoặc bạn bè. 

Khi bạn biết mình muốn phát triển những kỹ năng nào, đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào cải thiện ngay. Một số kỹ năng mềm có thể được trau dồi qua học tập, một số khác lại phát triển hiệu quả nhất qua rèn luyện. Sau cùng, hãy nhớ rằng kiên trì tập luyện sẽ dẫn đến sự thuần thục!

Hiểu được các tiêu chí của nhà tuyển dụng về kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, sau đó biết cách mô tả kỹ năng trong CV và khi phỏng vấn sẽ giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá. Đọc thêm chuỗi bài viết hướng dẫn tạo CV xin việc cho từng ngành nghề tại đây

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.