Mục lục:
Trước khi cân nhắc ứng tuyển vào một công ty bất kỳ, câu hỏi được các ứng viên tìm kiếm nhiều nhất là môi trường làm việc ở công ty đó như thế nào, liệu đó có phù hợp với tính cách và phong cách làm việc của họ hay không. Dù rằng mỗi cá nhân sẽ có những tiêu chí riêng, song một môi trường làm việc tốt chắc chắn sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường làm việc, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhân tài đầy cạnh tranh như hiện nay.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu môi trường làm việc là gì và dựa vào đâu để đánh giá một môi trường làm việc lý tưởng.
Môi trường làm việc tiếng Anh là “work environment”. Từ cách sắp xếp bàn ghế, màu sơn tường cho đến những chậu cây cảnh dọc hành lang - tất cả những chi tiết này đều cấu thành nên môi trường làm việc.
Tuy nhiên, khái niệm về môi trường làm việc không dừng lại ở những gì hữu hình. Bên cạnh những đặc điểm “mắt thấy, tai nghe”, cũng có những đặc điểm khác chúng ta khó có thể nhận ra ngay chỉ trong ngày một, ngày hai, chẳng hạn như quan hệ với đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo của cấp trên với cấp dưới, hay cách thức làm việc trong mỗi phòng ban. Dù đang là nhân viên full-time, part-time, hay công tác ở vị trí nào, chúng ta đều chịu ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường công sở khi đi làm mỗi ngày.
Việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp vẫn luôn được các nhà quản lý đánh giá là khoản đầu tư bền vững và có lợi cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp về lâu về dài. Lý do là vì:
1. Kích cỡ không gian làm việc
Trước hết, môi trường làm việc lý tưởng là nơi mang đến một không gian làm việc thoải mái, thuận tiện di chuyển và có khoảng trống để bạn sắp xếp các vật dụng cần thiết cho công việc. Điều đó đồng nghĩa với việc khu vực văn phòng phải đủ rộng, đáp ứng được số lượng nhân viên từng phòng, ban.
2. Bố trí văn phòng
Cách bố trí và thiết kế văn phòng phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc của bộ phận và mỗi cá nhân. Một số phòng làm việc có thiết kế mở giúp nhân viên thuận tiện trao đổi với nhau. Trong khi đó, các phòng, bộ phận khác lại sử dụng vách ngăn để phân chia không gian, đảm bảo sự riêng tư ở môi trường công sở.
3. Nội thất văn phòng
Đồ nội thất tại nơi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Sẽ chẳng ai có thể tập trung làm việc nếu chiếc ghế quá cao hoặc quá cứng, phải không nào? Do vậy, môi trường làm việc lý tưởng là nơi cung cấp chỗ ngồi thoải mái, không gian làm việc sạch sẽ cho nhân viên.
4. Thiết bị văn phòng
Bởi vì một số vị trí công việc sẽ cần tới thiết bị đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày, văn phòng làm việc cần đáp ứng các thiết bị thiết yếu đó. Đó có thể là máy tính cấu hình cao dành cho designer, máy in đa dụng ở phòng hành chính, điện thoại bàn cho phòng kinh doanh, v.v.
5. Địa điểm làm việc
Từ lâu, môi trường làm việc tại Google hay Apple đã được xem như là hình mẫu điển hình của môi trường làm việc năng động, "xịn sò". Chẳng hạn như ở Google, không gian làm việc của nhân viên không bị bó hẹp ở một ô vuông đơn điệu, mà bao gồm cả trong nhà lẫn ngoài trời. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm cơ sở vật chất hoặc thiết bị để đảm bảo nhân viên cảm thấy thoải mái dù họ làm việc ở bất kỳ đâu nào trong công ty.
1. Nội quy công ty
Nội quy công ty là tài liệu quan trọng, chứa đựng các quy định, quy tắc và nguyên tắc mà nhân viên cần tuân thủ trong quá trình làm việc tại công ty. Những quy định này thường phản ánh những giá trị, chính sách và phương pháp quản lý của công ty. Bởi vậy mà thông qua nội quy công ty, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra những đặc điểm của môi trường làm việc tại đó.
2. Chính sách và cơ hội
Phần lớn các ứng viên tiềm năng sẽ lựa chọn môi trường công sở có chính sách đào tạo, khen thưởng rõ ràng và nhất là tạo cơ hội cho nhân viên phát triển hết năng lực. Do vậy, hãy cân nhắc thật kỹ yếu tố này trong quá trình xây dựng môi trường làm việc tại công ty của bạn nhé!
3. Sứ mệnh doanh nghiệp
Nhắc tới văn hóa doanh nghiệp thì không thể thiếu tuyên bố về sứ mệnh. Dù không được trực tiếp thảo luận hay nhắc lại thường xuyên, nhưng sứ mệnh doanh nghiệp đóng vai trò định hướng nhân viên trong cách họ làm việc hàng ngày và đặt mục tiêu hướng tới mục tiêu chung.
1. Work-life balance
Mặc dù số giờ làm việc phụ thuộc vào vai trò và lĩnh vực hoạt động, nhưng doanh nghiệp nên chú trọng tới sức khỏe tinh thần của nhân viên và tạo điều kiện để họ đạt được "work-life balance" (sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân).
2. An toàn lao động
Một môi trường làm việc chuyên nghiệp thì luôn có quy định rõ ràng về an toàn tại nơi làm việc. Bạn nên công bố các quy định ở nơi dễ nhìn thấy để đảm bảo tất cả nhân viên hiểu và tuân thủ các chính sách này. Ngoài ra, lối thoát hiểm, thiết bị khẩn cấp và sơ cứu cũng cần được trang bị đầy đủ.
Ngày càng có nhiều công ty quan tâm hơn tới việc tạo ra một môi trường làm việc thân thiện để thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên. Ngoài một số công ty đã tạo nên tên tuổi và trở thành những công ty có môi trường làm việc tốt nhất như Vinamilk và Shopee, còn nhiều công ty khác cũng đang trở thành tâm điểm mới trong danh sách nơi làm việc hấp dẫn, gồm có:
Vietcombank là một trong những cái tên không thể không nhắc đến khi nói tới môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các chính sách và hoạt động của Vietcombank hướng tới tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, bao gồm hoạt động đào tạo, phát triển nghề nghiệp và tăng cường sự đa dạng trong nơi làm việc. Theo khảo sát của Anphabe, Vietcombank cũng được xếp hạng trong Top 50 doanh nghiệp có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất đối với người lao động.
Liên tiếp nhiều năm nằm trong top 100 nơi làm việc tốt nhất, FPT đã, đang và luôn chú trọng đến sự hài lòng của nhân viên. Thông qua các chính sách phúc lợi, sự đổi mới và đa dạng trong công việc, thúc đẩy tinh thần hỗ trợ lẫn nhau từ đồng nghiệp và quản lý, FPT cho thấy họ thực sự quan tâm đến xây dựng một môi trường công sở tích cực và phát triển bền vững cho nhân viên của mình.
Sở hữu môi trường làm việc năng động, SChannel là một trong các công ty truyền thông - giải trí thu hút nhiều tài năng trẻ hiện nay. Trong bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, Huy NL - CEO và Founder của SChannel chia sẻ những cam kết của đội ngũ quản lý trong việc đem đến cho nhân viên một không gian làm việc cởi mở, sáng tạo và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Chính các yếu tố này đã giúp công ty thu hút nhiều tài năng trẻ trong lĩnh vực giải trí tới làm việc và cống hiến.
Với xếp hạng thứ 24 trong Top nơi làm việc tốt nhất thế giới 2022, Adobe được đánh giá cao bởi môi trường làm việc thân thiện và sáng tạo. Công ty luôn cổ vũ, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình phát triển và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đặc biệt, trong thời điểm khó khăn của đại dịch COVID-19 vừa qua, Adobe đã cho thấy nỗ lực duy trì và chăm sóc người lao động khi triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhân viên, cung cấp cho họ các công cụ và nguồn lực để làm việc hiệu quả từ xa.
Trẻ trung, sáng tạo và đầy thử thách - đó là 3 từ khóa quan trọng khi nhắc tới môi trường làm việc ở CakeResume. Tại đây, nhân viên được tạo mọi điều kiện để tự do thể hiện ý tưởng và đóng góp ý kiến trong quá trình phát triển sản phẩm. Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng, nhất là các chương trình phát triển kỹ năng cho người trẻ. Ngoài ra, CakeResume còn tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên nhằm đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, tích cực; giúp thu hút nhân tài cũng như giữ chân nhân viên tài năng.
Với nhiều tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng như trên, việc xây dựng môi trường công sở là một nhiệm vụ đòi hỏi quy trình, chiến lược và cách thức cụ thể. Dù doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, ở đâu thì mục đích của môi trường làm việc chuyên nghiệp nhìn chung đều là để nhân viên cảm thấy thoải mái, từ đó làm việc hết mình và giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường. Hy vọng những chia sẻ trên cũng như giới thiệu về các công ty có môi trường làm việc tốt nhất hiện nay sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn!
Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của CakeResume để được tư vấn về giải pháp hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực doanh nghiệp!
--- Tác giả: Yifang ---