Viết thư từ chối nhận việc khéo léo chỉ là chuyện dễ như ăn kẹo!

email-tu-choi-nhan-viec
Mẫu thư từ chối nhận việc tạo bởi CakeResume

Nắm được cách viết email từ chối nhận việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng dù rằng bạn không cùng họ đồng hành trong chặng đường sắp tới.

Từ chối offer không phải là chuyện gì quá khó khăn nhưng để viết được một bức thư khéo léo, không gây mất lòng nhà tuyển dụng cũng chẳng phải là điều dễ dàng, chưa kể đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng khi đi xin việc. Nhưng bạn đừng lo lắng, CakeResume sẽ giúp bạn gỡ rối với những điều cần lưu ý và các mẫu thư từ chối nhận việc chuẩn chỉnh dưới đây. 

Cách viết email từ chối nhận việc

1. Về thời gian gửi thư từ chối nhận việc

Trong trường hợp bạn đã chọn cho mình công ty ưng ý, thì thời gian tốt nhất để bạn gửi thư từ chối offer từ những công ty khác là trong vòng 24h sau khi nhận được lời đề nghị để họ kịp thời sắp xếp kế hoạch thay thế ứng viên khác. Dù rằng nên dành thời gian suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn cho mình một nơi làm việc ưng ý, nhưng không vì thế mà trì hoãn gây mất thời gian cho cả hai bên bạn nhé. 

Với trường hợp bạn đổi ý sau khi đã đồng ý ký offer, hay thậm chí đã ký tên vào hợp đồng lao động chính thức, bạn nên đọc kỹ lại nội dung và điều khoản xem có ràng buộc nào gây ảnh hưởng đến bạn sau khi gửi email từ chối nhận việc hay không nhé!

2. Đưa ra lý do chính đáng

Dù rằng khi nhà tuyển dụng nhận được thư từ chối offer từ ứng viên, họ sẽ dễ dàng đoán được bạn đã chọn nơi tốt hơn. Nhưng để tránh gây mất thiện cảm, bạn nên đưa ra những lý do tinh tế thay vì mang ý phàn nàn hay so sánh ở email từ chối nhận việc, rất khiếm nhã và không chuyên nghiệp bạn nhé. 

Ngoài ra, nếu mức lương đề xuất không được như mong muốn thì bạn nên sử dụng từ ngữ "mềm dẻo" trong thư từ chối nhận việc. Biết đâu sau khi nhận được phản hồi từ bạn, công ty sẽ đề nghị thương lượng mức lương bạn mong muốn. Và điều này sẽ xảy ra khi bạn thật sự đã thể hiện rất ấn tượng tại các vòng phỏng vấn buộc nhà tuyển dụng muốn tuyển dụng bạn bằng mọi giá. 

Dưới đây là các cách từ chối công việc bạn có thể áp dụng: 

  • Khoảng cách công ty quá xa khiến việc đi lại khó khăn. 
  • Tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp khác với định hướng nghề nghiệp của bản thân. 
  • Mức lương chưa được như kỳ vọng, mong muốn.

3. Trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm

Ngoài ra, hãy nhớ quy tắc “Simple is the best” khi viết email từ chối công việc để đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân. Bạn nên trình bày vấn đề một cách súc tích thay vì nói lan man, sa đà vào việc thể hiện cảm xúc của bản thân; đặc biệt là tránh việc so sánh không hay giữa các công ty với nhau. 

4. Thể hiện sự biết ơn 

Đến giai đoạn nhận được thư offer cũng đồng nghĩa với việc cả hai bên đã cùng nhau dành nhiều thời gian chia sẻ và lắng nghe về kinh nghiệm, trải nghiệm qua các vòng tuyển dụng. Do đó, ít nhiều cũng có những thiện cảm nhất định giữa hai bên. Bạn có thể dành những lời cảm ơn chân thành dành cho nhà tuyển dụng trong thư từ chối công việc để giữ lại ấn tượng tốt đẹp đó. 

5. Bày tỏ mong muốn giữ liên lạc

Nếu bạn là một ứng viên tinh tế, thì trong email từ chối nhận việc bạn nên đề cập đến mong muốn giữ liên lạc với họ trong tương lai. Đâu ai có thể chắc chắn rằng sau này bạn sẽ có cơ hội “tái ngộ” nơi mà bạn đã từng phỏng vấn phải không? 

📍Format chuẩn của email từ chối nhận việc: 

  • Tiêu đề: Tên ứng viên_Vị trí ứng tuyển
  • Mở đầu: Chào hỏi nhà tuyển dụng, giới thiệu về bạn và nêu rõ ngày phỏng vấn
  • Nội dung chính:
    • Trình bày ngắn gọn lý do từ chối nhận việc
    • Bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn giữ liên lạc với nhà tuyển dụng
  • Kết thư (kèm chữ ký email chuẩn)

Đọc thêm: Cách viết email chuyên nghiệp không thể bỏ qua, kèm 5 mẫu cực chuẩn

Mẫu thư từ chối nhận việc - tiếng Việt

thu-tu-choi-nhan-viec
Viết thư từ chối nhận việc tưởng đơn giản mà không phải vậy!

Thư từ chối nhận việc vì mức lương không như mong đợi

Kính gửi Anh/Chị ______ - Công ty ______,

Em là ______, đã đến Quý công ty phỏng vấn vào ngày _____. Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến anh/chị đã đánh giá tốt năng lực của em và gửi lời mời đến em nhằm tiếp quản vị trí _____ tại công ty ______. 

Song, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em rất tiếc khi phải từ chối lời mời nhận việc này vì lý do mức lương công ty đề xuất không đạt được kỳ vọng mà em mong muốn. Rất mong Quý công ty thông cảm. 

Và một lần nữa, em muốn bày tỏ sự cảm kích đến Quý công ty khi đã dành thời gian phỏng vấn và cũng như gửi lời mời nhận việc vào vị trí này. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai. 

Chúc Quý công ty sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này. Chúc công ty_____ sẽ luôn thành công và phát triển hơn nữa.

Trân trọng,
(Ký tên)

Thư từ chối offer vì môi trường làm việc không phù hợp

Kính gửi anh/chị _____ ở công ty ______,

Tôi là ________. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý công ty đã dành thời gian trao đổi, phỏng vấn tôi về công việc và tin tưởng giao tôi làm việc tại vị trí _____ này.

Tuy nhiên, sau khi đã xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của bản thân và môi trường làm việc của Quý công ty, tôi rất tiếc khi phải báo với anh/chị rằng tôi không thể tiếp nhận vị trí này.

Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích của mình đến Quý công ty vì đã offer cho tôi vị trí này và thành thật xin lỗi nếu quyết định này của tôi gây bất tiện cho quá trình tuyển dụng của công ty. 

Hy vọng chúng ta có cơ hội hợp tác lâu dài trong tương lai.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,
(Ký tên)

Mẫu email từ chối nhận việc - tiếng Anh

Email từ chối offer vì vị trí không còn phù hợp

Tiêu đề email từ chối công việc: Tên bạn_Vị trí tuyển dụng

Dear Mr./Ms.______,

Thank you for your recent job offer at _______ for the position of________. 

I had a good time during the interview and learning about your company. However, after careful reflection, I have decided to decline the opportunity due to an unmatchable position. While the position has great promise for the right candidate, I'm keen to take my career in a different direction.

I would like to express my gratitude for your appreciation and hope we will have a good chance to meet up again in the future. 

Once again, I wish you the best of luck and thank you again for your offer.

Yours sincerely,
(Ký tên)

Email từ chối nhận việc vì có offer khác

Tiêu đề email từ chối công việc: Tên bạn_Vị trí tuyển dụng

Dear Mr./Ms.______,

Thank you very much for offering me the role of ___________ with__________.  

I sincerely enjoyed our conversations and very much appreciate your taking time to interview me over the course of the past few weeks. Nonetheless, after careful consideration, it was a difficult decision to end up accepting a position with another company which better matches with my future career plans. 

Once again, thank you for your time and consideration. Best wishes for your continued success, and look forward to crossing paths with you again in the future.

Sincerely,
(Ký tên)

📍Kết luận:

Tóm lại, dù với bất kỳ lý do nào (mức lương không như mong muốn, môi trường làm việc không phù hợp...), bạn nên viết thư từ chối nhận việc thay vì im lặng khi có offer từ công ty. Điều này sẽ thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng của bạn khi đi tìm việc.

Hy vọng là với các mẫu email từ chối nhận việc do CakeResume cung cấp, bạn có thể biết cách từ chối offer sao cho lịch sự và khéo léo nhé!

Đọc thêm: Cách viết thư từ chối phỏng vấn khéo léo không gây “mất điểm”

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Heidi Huynh ---

線上履歷工具

製作一份能幫你獲得面試機會的履歷。免費下載 PDF。

更多您可能有興趣的文章

最新相關文章
Workplace
2024年3月6日

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.