Mục lục:
Trong quá trình tuyển dụng, các công ty thường đính kèm JD (bảng mô tả công việc) khi đăng tin tuyển dụng nhằm giúp ứng viên nắm bắt các thông tin cụ thể về vị trí cần tuyển. Việc xây dựng bản mô tả công việc đầy đủ, rõ ràng còn giúp doanh nghiệp định hướng đúng nhân sự họ mong muốn là ai, có đạt yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm như đã đưa ra hay không?
Do đó, JD công việc đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Vậy JD công việc là gì và viết bảng mô tả công việc như thế nào để thu hút ứng viên - cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bản mô tả công việc, tiếng Anh là Job Description (JD), là tài liệu mô tả vị trí việc làm, nhiệm vụ và trách nhiệm mà cá nhân đảm nhận vị trí đó phải đáp ứng và hoàn thành tốt. Các mẫu bảng mô tả công việc thường được xây dựng theo tính chất của từng vị trí công việc và đặc thù của doanh nghiệp.
JD công việc không chỉ có vai trò trong tuyển dụng mà còn giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự hiệu quả. Cụ thể, quy trình tuyển dụng được đơn giản hóa vì tiết kiệm được thời gian, công sức sàng lọc hồ sơ xin việc của ứng viên theo mô tả từ JD. Đồng thời, người quản lý cũng dễ dàng theo dõi tiến độ của nhân viên và có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thích hợp. Nhìn chung, xây dựng bản mô tả công việc hợp lý giúp doanh nghiệp sắp xếp, điều phối nhân sự tốt hơn.
Đối với các ứng viên, nội dung bản mô tả công việc giúp đối chiếu với năng lực của bản thân và hiểu rõ những yêu cầu, thử thách của công việc sẽ ứng tuyển. Từ đó, họ có thể đề ra mục tiêu và định hướng nghề nghiệp phù hợp. Ứng dụng bản mô tả công việc vừa là cách tuyển dụng hiệu quả vừa giúp vận hành, quản lý nhân lực tiện lợi.
Khi xây dựng bảng mô tả công việc, doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung đầy đủ và chi tiết để bản mô tả phát huy vai trò một cách hiệu quả nhất. Nội dung cụ thể trong một bản mô tả công việc gồm các phần như sau:
Tiêu đề thường mô tả vị trí việc làm một cách ngắn gọn, súc tích. Bên cạnh đó, để tăng khả năng tiếp cận đến ứng viên, tiêu đề nên bao gồm từ khóa được tối ưu trên công cụ tìm kiếm, ví dụ:
Nhân Viên Digital Marketing (Kênh Youtube) - Lương 15tr
Khi thiết kế bảng mô tả công việc, phần này thường được chăm chút kỹ lưỡng vì đây là một trong những phần quan trọng nhất, cung cấp thông tin cần thiết giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí mình ứng tuyển, bao gồm:
Mỗi công việc đều đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Vì vậy, phần này trong bảng mô tả công việc thường sẽ liệt kê đầy đủ những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, bằng cấp, kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt công việc họ sẽ đảm nhận.
Kết thúc JD công việc thường là thông tin cụ thể về quy trình tuyển dụng, ví dụ như:
Khi lập bảng mô tả công việc, doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung cần thiết. Thông tin trong bản mô tả công việc cũng nên được trình bày ngắn gọn, súc tích, đặc biệt là quy trình tuyển dụng nên được viết rõ ràng, tránh lan man làm người đọc khó hiểu.
Phần mô tả vị trí việc làm thường được các ứng viên đọc kỹ hơn cả. Thông tin về chức danh và vai trò của vị trí cần tuyển nên được trình bày chi tiết, cụ thể thành từng mục để giúp ứng viên cân nhắc kỹ lưỡng xem bản thân có phù hợp với vị trí cần tuyển hay không.
Hình ảnh tuyển dụng (employer branding) có tác động không nhỏ đến hiệu quả tuyển dụng. Nhằm thu hút nguồn nhân lực mới, nhà tuyển dụng nên giới thiệu về môi trường làm việc, văn hóa công ty, mối quan hệ đồng nghiệp hay tiềm năng phát triển của công ty. Cùng với đó trong bản mô tả công việc, lịch sử hình thành và những thành tựu doanh nghiệp đạt nên được trình bày sơ lược.
Thực tế là mọi ứng viên đều mong muốn kiếm được việc làm lương cao hoặc có đãi ngộ tốt. Do đó, trong các bản mô tả công việc mẫu, bên cạnh thông tin về doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nên cân nhắc nêu rõ mức lương, phúc lợi và các đãi ngộ khác dành cho vị trí cần tuyển.
Việc quá cứng nhắc hay đề ra nhiều yêu cầu về ứng viên vô hình trung khiến nhiều ứng viên tiềm năng không dám ứng tuyển. Thay vào đó, ngôn từ trong bản mô tả công việc nên sử dụng linh hoạt, mềm dẻo hơn như: “Ưu tiên 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan”.
Nội dung công việc nhân viên bán hàng:
Yêu cầu công việc:
Công việc nhân viên Content Marketing:
Yêu cầu công việc:
Công việc lễ tân khách sạn:
Yêu cầu công việc:
Công việc chuyên viên HR:
Yêu cầu công việc:
Công việc nhân viên sales:
Yêu cầu:
Nội dung công việc giao dịch viên:
Yêu cầu công việc:
Bảng mô tả công việc là cầu nối quan trọng giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên nhằm tìm ra mảnh ghép còn thiếu phù hợp nhất. Vì thế, bộ phận HR cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về công ty cũng như vị trí đang tuyển trong bảng mô tả công việc, để ứng viên không chỉ hiểu rõ về nhiệm vụ của mình, mà còn cảm thấy hứng thu với công việc, tổ chức.
Hy vọng là các mẫu mô tả công việc trên đây sẽ hỗ trợ các chuyên viên HR trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài một cách hiệu quả!
Hãy để CakeResume giúp bạn tiếp cận nhiều ứng viên tiềm năng, chất lượng cao cho vị trí mong muốn tại doanh nghiệp của bạn. Dùng thử miễn phí trong vòng 3 tháng với nhiều tính năng hữu ích ngay hôm nay!
--- Tác giả: Lana Nguyen ---