Ngành F&B là gì? Có thể làm gì, ở đâu sau khi tốt nghiệp?

nganh-f-b-lam-gi
Học ngành F&B ra trường làm gì?

Ngành F&B là gì và có triển vọng tốt trong tương lai hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, do sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của nhiều chuỗi nhà hàng, thức uống, đồ ăn nhanh,... Các doanh nghiệp ngành F&B ngày nay không chỉ tập trung vào khâu sáng tạo và sản xuất thực phẩm, mà còn phải kết hợp khoa học công nghệ để nâng tầm trải nghiệm người tiêu dùng.

Nếu bạn đang băn khoăn về cơ hội việc làm F&B như thế nào thì cùng CakeResume tìm hiểu để định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách đúng đắn nhé!

Ngành F&B là gì?

Mặc dù thuật ngữ ngành F&B khá phổ biến trong lĩnh vực ẩm thực, tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu F&B nghĩa là gì? F&B là viết tắt của "Food and Beverage", nghĩa là thực phẩm và thức uống được phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và các hoạt động liên quan đến dịch vụ ẩm thực như tiệc sinh nhật, buffet, lễ cưới, tổ chức tiệc theo yêu cầu, v.v.

Nội dung công việc của nhân viên F&B sẽ phụ thuộc vào quy mô và loại hình ở nơi mà họ làm việc. Vì vậy, định nghĩa Food and Beverage là gì có thể thay đổi tùy thuộc vào sự sắp xếp và yêu cầu của mỗi tổ chức. 

Để trở thành một nhân viên F&B giỏi, bạn cần có kiến thức về ẩm thực và các kỹ năng phục vụ giúp thúc đẩy doanh thu, nâng cao trải nghiệm khách hàng và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức - khách hàng thêm phần gắn kết.

cv-le-tan-khach-san
Mẫu CV lễ tân tạo bởi CakeResume

Học ngành F&B ra trường làm ở đâu?

Nếu bạn quan tâm đến ngành học và muốn tìm hiểu việc làm ngành F&B là gì, thì dưới đây là tổng quan về các bộ phận F&B phổ biến cũng như kỹ năng cần có khi làm việc ở mỗi nơi:

🟢 Bộ phận nhà hàng 

Công việc của bộ phận nhà hàng bao gồm phục vụ thực khách, tư vấn khách hàng trong việc chọn món, chuẩn bị và sắp xếp bàn ăn, giải quyết và đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Để làm việc ở bộ phận này, bạn cần nắm vững kiến thức tổng quan về món ăn trong menu, kỹ năng truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề.

🟢 Bộ phận quầy đồ uống 

Nhân viên quầy đồ uống hay còn gọi là quầy bar trong lĩnh vực F&B chịu trách nhiệm pha chế và phục vụ đồ uống cho khách hàng, từ trà, cà phê cho đến cocktail và rượu. Nếu muốn trở thành một nhân viên làm việc tại quầy bar ở chuỗi nhà hàng, khách sạn hay resort cao cấp, thì việc trang bị kiến thức pha chế và kỹ năng giao tiếp, đọc vị khách hàng là rất quan trọng đấy!

🟢 Bộ phận dịch vụ phòng

Bộ phận dịch vụ phòng trong ngành Food and Beverage chịu trách nhiệm cung cấp tiện nghi và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng tại khách sạn và resort. Ngoài việc dọn dẹp căn phòng sạch sẽ trước khi giao cho khách hàng, nhân viên còn phục vụ đồ ăn sáng và cung cấp các tiện ích như giặt là, bổ sung chăn nệm để đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng khi họ dành thời gian nghri ngơi tại đây.

🟢 Bộ phận bếp

Bộ phận bếp được coi là bộ phận chủ chốt của ngành F&B vì là đơn vị cung cấp món ăn trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Bộ phận này được chia thành nhiều phân đoạn như: bếp nướng, bếp xào, bếp hầm, bếp lẩu, v.v. Những nhân viên làm việc ở bếp phải có kiến thức chuyên môn sâu về ẩm thực và kỹ năng nấu nướng để đảm bảo chất lượng của món ăn. Đồng thời, họ cần có kỹ năng quản lý thời gian, đảm bảo thực đơn được chuẩn bị kịp thời và phục vụ đúng tiến độ. Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm và vệ sinh khu vực làm việc trong bếp cũng rất quan trọng.

🟢 Bộ phận yến tiệc

Nhân viên yến tiệc của bộ phận F&B chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện, tiệc cưới, tiệc sinh nhật, hội nghị và các buổi lễ khác. Để làm tốt công việc này, bạn phải có kỹ năng tổ chức sự kiện, quản lý thời gian, sắp xếp địa điểm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện khả năng lắng nghe và đọc vị khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho yêu cầu của họ.

🟢 Bộ phận chăm sóc khách hàng VIP

Để có thể phục vụ khách hàng VIP một cách tận tình và chu đáo, nhiều nhà hàng, khách sạn đã thành lập thêm bộ phận chuyên chăm sóc “những vị vua khó tính” này. Vì thế, đây cũng là một trong những bộ phận có đầu vào gắt gao nhất trong lĩnh vực F&B. Nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng VIP ngoài kiến thức về ẩm thực, rượu, còn phải trang bị kỹ năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ lưu loát, tính tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc, để giúp tổ chức giữ được mối quan hệ thân thiết với những vị khách quý này.

Ngoài những kỹ năng cần có của những bộ phận phổ biến trong ngành F&B, với xu hướng kết hợp khoa học công nghệ trong tương lai, thì CakeResume cho rằng, các bạn sinh viên ngành này cũng nên trang bị và cập nhật các kiến thức về cách sử dụng phần mềm công nghệ như: POS, CRM,... để nâng cao tính cạnh tranh của mình!

nhan-vien-cham-soc-khach-hang
Nhân viên chăm sóc khách hàng làm gì?

Cơ hội việc làm ngành F&B có tốt không?

Theo số liệu từ vinacresearch, cơ hội việc làm ngành F&B hiện nay được cho là tiềm năng và phát triển trong tương lai. Quy mô doanh thu của thị trường F&B dự kiến ​​gần 610.000 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu cả ngành được ghi nhận phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, dự kiến ​​đến năm 2023, giá trị thị trường F&B sẽ tiếp tục tăng 18% so với năm 2022 và đạt mức 720 nghìn tỷ đồng, và đến năm 2026, có thể lên đến 938,3 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù dự kiến năm 2023 sẽ là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất của ngành F&B, nhưng đây đồng thời là thử thách đối với các bạn trẻ học ngành này. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt không chỉ ở sản phẩm và dịch vụ, mà còn ở điều kiện tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, đòi hỏi các bạn sinh viên trang bị nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng mềm đầy đủ và thái độ tự tin, chuyên nghiệp để có thể làm việc ở lĩnh vực F&B.

Từ đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc quá trình thăng tiến và mức lương cho từng cấp bậc trong ngành F&B là gì? CakeResume cung cấp thêm thông tin sau để bạn tham khảo:

Nhân viên: 

Là vị trí cơ bản nhất trong ngành F&B, nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên là thực hiện công việc phục vụ khách hàng và giúp đỡ quản lý trong các hoạt động hàng ngày.

Mức lương trung bình cho nhân viên ngành F&B khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền tip. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc.

Quản lý: 

Là vị trí trung cấp trong ngành F&B, quản lý có trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của tổ chức. Quản lý thường cần có nền tảng kiến thức vững chắc về các khía cạnh kinh doanh như quản lý nhân sự, kế toán, tiếp thị và kỹ năng lãnh đạo. 

Mức lương trung bình cho quản lý ngành F&B khoảng từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Giám đốc: 

Là vị trí nhân sự cao cấp trong ngành F&B, giám đốc có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc thường cần có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực F&B, năng lực lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng đưa ra các quyết định chiến lược. 

Mức lương trung bình cho giám đốc ngành F&B khoảng từ 30-70 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và doanh số của doanh nghiệp.



📍Kết luận:

Sau khi đọc bài viết trên, hẳn bạn đã hiểu F&B là ngành gì và đã khám phá được mình thích hợp làm ở bộ phận nào của ngành này. Ngành F&B tuy hot nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi đam mê đến cùng. Bởi ngành dịch vụ ẩm thực không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn, mà còn đòi hỏi nhân sự có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, EQ cao, khả năng giao tiếp và xử lý vấn đề tốt. 

Thế nhưng, nếu đã trang bị đầy đủ những điều trên, CakeResume tin chắc rằng cùng với sự tự tin và thái độ chuyên nghiệp, chắc chắn con đường thăng tiến trong lĩnh vực F&B sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay tạo CV online trên CakeResume nhỉ?

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.