Hiểu về nguồn nhân lực Gen Z để thu hút tài năng trẻ

nguon-nhan-luc-gen-z
Chiến lược thu hút Gen Z

Khi nhân lực Gen Z gia nhập thị trường lao động, các doanh nghiệp và nhà quản lý nhân sự có thể phải đối mặt với các bài toán trong việc thu hút và quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên mới này.

Nguồn nhân lực Gen Z có cực kỳ nhiều tiềm năng, song, họ cũng sở hữu những đặc điểm và kỳ vọng rất khác biệt với các thế hệ trước. Điều này có ảnh hưởng đến đến xu hướng tuyển dụng của các công ty trong những năm gần đây. 

Cùng CakeResume bàn luận về những đặc điểm của Gen Z, từ đó tìm ra bí quyết thu hút và giữ chân tài năng Gen Z cho doanh nghiệp Việt nhé!

Gen Z là gì?

Thế hệ Z (Gen Z) là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Như vậy, hiện nay Gen Z là độ tuổi từ 12 đến 27, những thành viên lớn tuổi nhất của Gen Z đang bắt đầu những năm sau đại học, với sự nghiệp mới và có thể là gia đình mới.

Gen Z hiện là thế hệ trẻ thứ hai hiện nay, sau Millennials (1981-1996) và trước Gen Alpha (2012-2024). Giống như mọi thế hệ, hành vi của Gen Z được hình thành bởi các yếu tố kinh tế - xã hội - chính trị trong thời đại mà họ lớn lên.

Cách mạng kỹ thuật số, khủng hoảng biến đổi khí hậu, bối cảnh tài chính đang thay đổi và COVID-19 là một số hiện tượng điển hình ảnh hưởng đến thế giới quan của thế hệ Gen Z.

5 đặc điểm của nhân sự Gen Z

Mặc dù không phải nhân sự Gen Z nào cũng bộc lộ một nhóm đặc điểm tính cách và hành vi chung, nhưng nhà tuyển dụng hoặc bộ phận HR có thể nhận thấy những điều sau khi tiếp xúc với nhóm người trẻ này:

1. Gen Z rất “sành" công nghệ

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với Internet như một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, họ có khả năng sử dụng công nghệ thành thạo, thích ứng nhanh chóng với các công cụ mới, và ưa chuộng môi trường làm việc có ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến xu hướng việc làm của Gen Z là COVID-19, vì nguồn nhân lực này bước vào thị trường lao động trong bối cảnh các lệnh cách ly xã hội được áp dụng trên toàn cầu. Điều này thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa và làm các công việc freelance online trong cộng đồng thế hệ Z.

Cần lưu ý rằng phần lớn Gen Z vẫn mong muốn được giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp và những mối quan hệ thân thiết của mình. Do đó, nhà tuyển dụng cần cân bằng giữa đối thoại trực tiếp và online để tương tác hiệu quả với Gen Z tại nơi làm việc.

2. Gen Z có tư duy kinh doanh tốt

Thế hệ Gen Z lớn lên và chứng kiến sự bùng nổ của các start-up “bạc tỷ” nhờ công nghệ và hiện tượng toàn cầu hóa. Là những người quen thuộc với kỹ thuật số (digital natives), họ có xu hướng tận dụng những quan sát này để tạo cơ hội cho chính mình.

Nhiều Gen Z có tinh thần khởi nghiệp, mong muốn tự chủ trong công việc và phát triển ý tưởng kinh doanh riêng. Lao động Gen Z cũng có khả năng nắm bắt xu hướng thị trường nhạy bén và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để theo đuổi mục tiêu.

3. Gen Z muốn có tiếng nói trong công việc

Gen Z quen với việc chia sẻ suy nghĩ của mình một cách công khai và nhận được phản hồi ngay lập tức trên các nền tảng mạng xã hội.

Do đó, một trong số những đặc điểm của Gen Z là kỳ vọng ý tưởng của họ được lắng nghe và tôn trọng tại nơi làm việc. Nói cách khác, nhân sự trẻ muốn được trao quyền, tự chủ trong công việc và đóng góp ý kiến vào các quyết định chung.

4. Gen Z không ngại thay đổi và thử thách

Lớn lên trong thời đại nhiều biến động, nhân lực Gen Z có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi. Họ cũng không ngại thử thách và sẵn sàng học hỏi những điều mới.

Tuy nhiên, điều này cũng lý giải việc Gen Z có xu hướng nhảy việc thường xuyên hơn hẳn so với Generation X (1965-1980). Theo VTV, trong năm 2022, có đến hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu ra trường vì nhiều lý do như mức lương thấp, cơ hội thăng tiến hạn chế, hay văn hóa doanh nghiệp không phù hợp.

employee-turnover-la-gi
Đọc thêm: Giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc

5. Gen Z có tính cạnh tranh cao

Một đặc điểm nữa của Gen Z là họ được lớn lên trong môi trường giáo dục tăng cường và cạnh tranh. Nếu như các thế hệ trước phải đợi nhiều ngày hoặc nhiều tuần để biết kết quả học tập, thế hệ Z đã quen với việc nhận điểm số hoặc đánh giá gần như ngay lập tức.

Kết quả của học tập của Gen Z cũng vì thế mà luôn được so sánh với các bạn cùng lứa. Điều này tạo ra lứa nhân sự trẻ có tính cạnh tranh và cầu tiến rất cao trong công việc. 

Doanh nghiệp cần làm gì để thu hút nhân lực Gen Z?

🟢 “Giải mã” xu hướng tìm việc Gen Z

Hiểu được tư duy của Gen Z trong tìm kiếm việc làm là điều cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào muốn thu hút và quản lý hiệu quả nhóm nhân tài mới nổi này.

Động lực của nhân lực Gen Z vượt xa những kỳ vọng truyền thống tại nơi làm việc, họ tìm kiếm những giá trị và mục đích xa hơn như tính minh bạch, hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

🟢 Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding)

Gen Z đang tìm kiếm nhiều thứ hơn là chỉ một công việc, họ muốn trở thành một phần của điều gì đó có ý nghĩa. Vì thế, để thu hút thu hút nguồn nhân lực Gen Z, doanh nghiệp Việt cần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với giá trị và nguyện vọng của công chúng cũng như các nhân viên tương lai. 

Một số định hướng cho thương hiệu nhà tuyển dụng thu hút Gen Z có thể là: 

  • Xây dựng môi trường làm việc đa dạng, công bằng và hòa nhập, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển.
  • Cam kết phát triển bền vững và có trách nhiệm với xã hội/môi trường.
  • Thúc đẩy văn hóa giao tiếp minh bạch, bình đẳng và cởi mở.
moi-truong-lam-viec-ly-tuong
Điều gì tạo nên môi trường làm việc lý tưởng?

🟢 Điều chỉnh chiến lược tuyển dụng

Các phương pháp tuyển dụng truyền thống có thể không còn phù hợp với nhân lực Gen Z. Nhà tuyển dụng cần điều chỉnh chiến lược của mình để tiếp cận thế hệ này một cách hiệu quả. 

Ví dụ, Gen Z “sống” trên các mạng xã hội như TikTok, Instagram và YouTube, nên những kênh này có thể là công cụ giúp doanh nghiệp tương tác với ứng viên trẻ tiềm năng.

Việc cá nhân hóa các cuộc trò chuyện/phỏng vấn với ứng viên Gen Z cũng rất quan trọng vì điều này thể hiện rằng nhà tuyển dụng coi trọng cá tính và thời gian của họ.

🟢 Ưu tiên Work-Life Balance

Giống như Millennials, Gen Z đánh giá cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng họ còn muốn thêm cả sự linh hoạt trong mô hình làm việc. Các doanh nghiệp có thể thu hút nguồn nhân lực Gen Z bằng cách cung cấp các lựa chọn làm việc từ xa hoặc hybrid phù hợp với điều kiện của họ.

🟢 Tận dụng công nghệ hiện đại

Công nghệ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Gen Z. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần nắm bắt đặc điểm này để thu hút và quản lý hiệu quả nhân tài trẻ. Chiến lược áp dụng công nghệ có thể bắt đầu bằng việc triển khai các công cụ giao tiếp online để cộng tác, liên lạc và hợp lý hóa các quy trình làm việc.

🟢 Củng cố tinh thần đoàn kết

Thế hệ Gen Z vẫn còn khá trẻ, và có thể vì thế mà họ cần nhiều hơn các kết nối có ý nghĩa và cảm giác gắn bó. Để giúp nhân viên Gen Z hòa nhập dễ dàng hơn, nhà tuyển dụng hãy củng cố văn hóa làm việc tích cực và đoàn kết, khiến họ cảm thấy đây là một môi trường “healthy".

Củng cố tinh thần đoàn kết cũng bao hàm cả việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và lãnh đạo. Để làm được điều này, các công ty hãy khuyến khích chương trình mentorship, tạo không gian cho việc đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và tọa đàm lắng nghe ý kiến của nhân viên. 



📍 Kết luận

Đến năm 2023, nguồn nhân lực Gen Z được dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam, họ đang và sẽ cấu thành nên một đội ngũ nhân viên quan trọng và đầy tiềm năng. Nhân sự Gen Z và những giá trị khác biệt của họ có thể làm tăng đôi chút thách thức cho nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, họ cũng đang dần chứng minh khả năng của mình. Với doanh nghiệp Việt, quan trọng nhất vẫn là việc thấu hiểu những đặc điểm này để tuyển dụng Gen Z hiệu quả và phát triển bền vững.

Đọc thêm: Cách tuyển dụng hiệu quả để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của CakeResume cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

--- Tác giả: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.