Phỏng vấn là gì? 5 kiểu phỏng vấn xin việc thường gặp

phong-van-xin-viec
5 kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

Để có buổi phỏng vấn xin việc thành công, bạn cần chú ý tới những điều gì? Trang phục mình sẽ mặc, các câu hỏi “khó nhằn” hay bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Dù rằng những bước chuẩn bị này vô cùng cần thiết, việc hiểu rõ và chính xác phỏng vấn tuyển là gì trong tuyển dụng cũng quan trọng không kém. 

Trong bài viết này, CakeResume sẽ giới thiệu 5 hình thức phỏng vấn xin việc thường gặp và quy trình phỏng vấn ở các công ty hiện nay bạn cần biết.

Phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn trong tuyển dụng là gì?

Trong tuyển dụng, phỏng vấn là hoạt động vấn đáp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, thường được sắp xếp ngay sau vòng nộp hồ sơ/CV. Đây là cơ hội để cả ứng viên và đại diện doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi với nhau về tiềm năng của đôi bên. 

Khác với lời đồn thổi, bản chất của phỏng vấn xin việc là giúp đôi bên tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy “chúng ta thuộc về nhau”. Bởi lẽ việc vị trí và môi trường làm việc phù hợp với tiêu chí bạn đã đề ra cũng có sức nặng tương đương cách mà bạn phù hợp với yêu cầu của họ.

Phỏng vấn để làm gì?

Bạn cảm thấy lo lắng khi đi phỏng vấn? Đừng lo, bạn không phải là người duy nhất đâu. Nhiều nghĩ rằng phỏng vấn tuyển dụng thật đáng sợ vì nó giống như một buổi thẩm vấn và nhiệm vụ của chúng ta là trả lời trung thực mọi câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Thực tế là: mặc dù nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn rất nhiều câu hỏi nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có mặt ở đó chỉ để … nói những gì họ muốn nghe.

Vậy, mục đích của phỏng vấn là gì trong tuyển dụng? Các chuyên viên HR và trưởng phòng hoặc giám đốc có thể đánh giá được về chuyên môn, kỹ năng và khả năng hoàn thành công việc thông qua các câu hỏi phỏng vấn. Trong khi đó, ứng viên có thể tận dụng buổi gặp mặt này để có những trải nghiệm đầu tiên với nơi mà có thể sẽ là “bến đỗ” sự nghiệp tương lai.

Thông tin mà nhà tuyển dụng kỳ vọng nhận được sau buổi phỏng vấn xin việc là:

  • Bạn có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao hay không?
  • Bạn sẽ đem lại giá trị nào cho doanh nghiệp? Bạn có thể giúp doanh nghiệp phát triển không?
  • Bạn có sở hữu những phẩm chất và tính cách phù hợp với phong cách làm việc của doanh nghiệp và đội nhóm hay không?

5 kiểu phỏng vấn xin việc thường gặp

Việc hiểu rõ chức năng và mục đích của từng hình thức phỏng vấn tuyển dụng sẽ giúp bạn có cách trả lời phỏng vấn phù hợp, từ đó có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và vượt qua nhiều ứng viên tiềm năng khác.

1. Phỏng vấn qua điện thoại 

Phỏng vấn xin việc qua điện thoại nằm trong vòng sơ loại của cả quá trình tuyển dụng. Phần lớn các tập đoàn, công ty quy mô lớn ưu tiên tổ chức phỏng vấn qua điện thoại trước khi quyết định gặp mặt trực tiếp ứng viên nhằm: 

  • Xác nhận lại các thông tin ứng viên trình bày trong hồ sơ xin việc
  • Đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp về kỹ năng chuyên môn của ứng viên
  • Thăm dò thái độ và kỹ năng mềm của ứng viên (khả năng xử lý tình huống bất ngờ, kỹ năng giao tiếp, v.v.)

Dù bạn có được thông báo trước về cuộc phỏng vấn qua điện thoại hay không, hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận bất ngờ từ nhà tuyển dụng nhé. 

2. Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn nhóm khi xin việc thường có 2 loại:

  • Panel interview: Nhiều người trong công ty sẽ cùng tham gia phỏng vấn 1 ứng viên. 
  • Group interview: Nhiều ứng viên sẽ cùng tham gia buổi phỏng vấn xin việc. 

Dù bạn chuẩn bị bước vào hình thức phỏng vấn là gì sắp tới, thì cũng cần chuẩn bị kỹ càng thông tin về vị trí và doanh nghiệp ứng tuyển, bởi vì vòng này khá là "khó nhằn" đấy!

cac-cau-hoi-phong-van-nhom
7 câu hỏi phỏng vấn nhóm thường gặp

3. Phỏng vấn hành vi

Đây là hình thức phỏng vấn cực kỳ phổ biến, bất kể bạn ứng tuyển vào vị trí nào, thuộc lĩnh vực nghề nghiệp nào. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi như: 

  • “Bạn sẽ làm gì nếu dự án bạn đang triển khai gặp phải trục trặc hoặc trở ngại?”
  • “Hãy chia sẻ về một lần bạn phải làm việc trong tình huống áp lực công việc cao. Bạn đã làm gì để lấy lại cân bằng?” 

...thì chắc chắn rằng bạn đang ở trong một buổi phỏng vấn hành vi đấy. Hãy sử dụng bí quyết trong bài viết về câu hỏi hành vi và tình huống của CakeResume và chuẩn bị thật tốt nhé! 

4. Phỏng vấn online

Cùng được thực hiện từ xa và qua phương tiện điện tử phỏng vấn online là vòng chính thức của quy trình tuyển dụng. Hình thức này không yêu cầu bạn phải tới tận văn phòng để gặp nhà tuyển dụng. Mọi công đoạn đều diễn ra trực tuyến, qua nền tảng hoặc công cụ theo hướng dẫn của công ty. Bởi thế mà bạn có thể tiết kiệm thời gian di chuyển và cảm thấy bớt lo lắng hơn khi được ở trong môi trường an toàn, thoải mái. 

5. Phỏng vấn năng lực

Đôi khi bạn sẽ thấy nhà tuyển dụng kết hợp hình thức phỏng vấn hành vi với năng lực để có cái nhìn toàn diện hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề và năng lực chuyên môn của ứng viên. Hình thức này thường được áp dụng với các vị trí trưởng nhóm hoặc khi công ty cảm thấy bạn có tiềm năng lãnh đạo.

Điểm khác biệt duy nhất về nội dung câu hỏi giữa phỏng vấn năng lực và phỏng vấn hành vi là: 

  • Câu hỏi hành vi tập trung vào những điều bạn đã làm trong các tình huống giả tưởng và quá khứ để xác định một khuôn mẫu hành vi - tức những hành vi khả năng cao sẽ lặp lại khi bạn đối mặt với cùng hoàn cảnh trong tương lai.
  • Câu hỏi năng lực giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm bằng chứng chứng minh bạn thực sự sở hữu những kỹ năng bạn đã giới thiệu và ghi trong hồ sơ xin việc.

Quy trình chuẩn của buổi phỏng vấn xin việc

Dù quy trình có thể linh hoạt thay đổi tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu tuyển dụng, nhưng trong phần lớn trường hợp bạn sẽ trải qua các giai đoạn sau:

1. Sàng lọc ứng viên

Trước vòng phỏng vấn tuyển dụng, một vài công ty sẽ tiến hành sàng lọc ứng viên nhằm lọc ra ứng viên có tiềm năng phù hợp với vị trí tuyển dụng cao nhất để ra quyết định gửi thư mời phỏng vấn chính thức. Vòng sàng lọc thường thực hiện qua điện thoại trong 15-20 phút.

2. Phỏng vấn tuyển dụng

Sau khi nhận được thư mời phỏng vấn chính thức, điều gì đang chờ đợi bạn tại buổi phỏng vấn xin việc: 

  1. Trong một vài phút đầu tiên của buổi phỏng vấn xin việc, bạn và nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với nhau một vài lời chào hỏi theo phép lịch sự.
  2. Trước khi bắt đầu với chuỗi câu hỏi chính thức, nhà tuyển dụng thường đề nghị ứng viên giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Do vậy, bạn nên tập dượt phần giới thiệu này trước để dễ dàng vượt qua thử thách đầu tiên.
  3. Tiếp đến, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi sâu về kỹ năng và chuyên môn để đánh giá về năng lực của bạn. Nếu có câu hỏi nào bạn không nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ ý, đừng ngần ngại hỏi lại nhé!
  4. Các chuyên gia HR khuyến khích ứng viên nên chuẩn bị khoảng 3 câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, thay vì nói “Em không có câu hỏi nào cho anh/chị”. Đây là cơ hội để “khoe khéo” hiểu biết của bạn về doanh nghiệp, vị trí ứng tuyển và kiến thức chuyên môn lẫn thị trường đấy!
nhung-cau-hoi-cho-nha-tuyen-dung
Top những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng hay nhất

3. Kết thúc

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ báo hiệu bằng lời nói khi buổi phỏng vấn đi đến hồi kết. Trước khi rời đi, hãy nhấn mạnh một lần nữa sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển, cùng một lời cảm ơn chân thành.

4. Follow-up

Nhiều chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho rằng ứng viên nên gửi email cảm ơn trang trọng, lịch sự tới nhà tuyển dụng và bộ phận Nhân sự. Bạn cũng có thể nhân cơ hội này để hỏi thêm thông tin về bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng của công ty hoặc thời gian bạn sẽ nhận được kết quả phỏng vấn xin việc.



📍Kết luận:

Bất kể nhà tuyển dụng của bạn là ai, sắp tới hình thức phỏng vấn là gì, bạn cần thể hiện sự phù hợp về mặt chuyên môn và văn hoá doanh nghiệp. Dù chúng ta chẳng thể nào biết chính xác suy nghĩ của đối phương, nhưng nếu nhà tuyển dụng dành thêm thời gian để trò chuyện với bạn, chia sẻ nhiều hơn về công ty hoặc chủ động giới thiệu thành viên phòng ban với bạn - đây đều là dấu hiệu đáng mừng đấy!

CakeResume chúc bạn thành công trên hành trình ứng tuyển và tìm kiếm việc làm!

Đọc thêm: Mô hình STAR là gì? Cách sử dụng mô hình STAR trong phỏng vấn

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.