Screen CV là gì? Các bước screen CV hiệu quả nhất hiện nay

screen-cv-la-gi
Quy trình CV screening đúng chuẩn

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, nước ta có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động nhưng trên các diễn đàn tuyển dụng, việc thiếu nhân sự tại các doanh nghiệp vẫn liên tiếp xảy ra do không tìm được ứng viên phù hợp.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng screen CV trong quá trình sàng lọc CV ứng viên và coi đây là một cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả, giúp họ tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.

Vậy screen CV là gì? Làm sao để sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả trong thời gian ngắn? Những lỗi thường gặp khi screen CV khiến HR khó tìm được ứng viên “match” với doanh nghiệp. Cùng khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Screen CV là gì?

Khái niệm screen CV

Chắc hẳn khi được hỏi “Screen là gì?” trong ngành tuyển dụng, sẽ có không ít người gặp khó khăn trong việc định nghĩa thuật ngữ này một cách chính xác nhất. Thực tế, “screen” trong tuyển dụng là thuật ngữ dùng để chỉ việc sàng lọc CV ứng viên theo tiêu chí cụ thể để chọn ra những ứng viên phù hợp nhất.

Đây là bước quan trọng của quá trình tuyển dụng, giúp các HR tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chọn lọc ứng viên tiềm năng cho vòng phỏng vấn từ hàng trăm, hàng nghìn CV ứng tuyển. 

Sàng lọc CV xin việc như thế nào?

Trong quá trình sàng lọc CV xin việc (CV screening), bộ phận HR hoặc các chuyên gia tư vấn tuyển dụng nhân sự (Recruitment Consultant) sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính chính xác và đầy đủ của thông tin trong hồ sơ ứng viên dựa theo tiêu chí và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Những tiêu chí được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu gồm có: kinh nghiệm làm việc, thành tích, kỹ năng, tính cách, năng lực,...

Hơn nữa, để đảm bảo quá trình screen CV đạt hiệu quả tốt nhất, các HR và Recruitment Consultant sẽ phối hợp cùng các bộ phận/cá nhân có chuyên môn cao của doanh nghiệp đăng tuyển.

Họ có thể tham gia vào quá trình tạo bảng tiêu chí đánh giá hoặc trực tiếp cùng sàng lọc ứng viên về mặt chuyên môn để tìm ra nhân sự xuất sắc.

Lợi ích của việc CV screening đối với doanh nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và công sức nhờ tiếp cận đúng ứng viên phù hợp nhất, tiềm năng nhất với vị trí tuyển dụng. 
  • Dễ dàng tìm kiếm những ứng viên “ưu tú” nhất dựa trên danh sách ứng viên chất lượng sau khi đã loại bỏ những CV không phù hợp. 
  • Đảm bảo tính khách quan và nhất quán giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro bỏ lỡ nhân tài do đánh giá theo cảm tính hoặc thiếu tính công bằng trong quá trình sàng lọc CV ứng viên.
  • Tối ưu hoá quy trình tuyển dụng.
  • Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự vừa có chuyên môn, vừa phù hợp với văn hóa công ty. 
quy-trinh-tuyen-dung-nhan-su
Các bước tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Các bước screen CV hiệu quả

1. Nghiên cứu và tạo bộ lọc các tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên

Quá trình sàng lọc CV ứng viên luôn bắt đầu bằng việc xác định tiêu chí đánh giá cụ thể. Đây là căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể xác định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí mà doanh nghiệp đang đăng tuyển. 

Các tiêu chí đánh giá được chia thành 3 mức độ khác nhau là: 

  • Tiêu chí đánh giá cơ bản về trình độ học vấn, kỹ năng, cách thức trình bày CV,... nhằm xác định mức độ hiểu biết của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển.
  • Tiêu chí đánh giá trọng tâm xoay quanh kinh nghiệm làm việc, số năm làm việc, những thành tích ứng viên đã đạt được,... để xác định năng lực làm việc của ứng viên và khả năng tạo ra giá trị cho công ty sau một khoảng thời gian gắn bó.
  • Tiêu chí đánh giá bổ sung gồm sở thích, tính cách, nơi ở, tình trạng hôn nhân,... để xác định độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty cũng như có những đề xuất, định hướng phát triển dành cho nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp ứng tuyển. 

2. Loại bỏ các CV ứng viên không đạt tiêu chuẩn, có lỗi sai cơ bản

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những CV có hình thức ngắn gọn, dễ hiểu và chỉn chu. Vậy nên ngay sau khi xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, họ sẽ tiến hành loại bỏ những hồ sơ ứng viên không đạt tiêu chuẩn về cách trình bày hình thức lẫn nội dung như lỗi chính tả, sử dụng font chữ không phù hợp,... trước khi đi vào đánh giá chuyên môn, kỹ năng. 

3. Tổng hợp danh sách CV ứng viên đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá cơ bản

Ở bước này, nhà tuyển dụng sẽ thực hiện phân tích sâu hơn hồ sơ ứng viên để tìm ra những CV chất lượng nhất theo hệ thống tiêu chí đánh giá đã lập bước 1 và tổng hợp thành danh sách ứng viên chất lượng. 

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại 4.0, việc sử dụng AI trong tuyển dụng đã mang lại hiệu quả cao trong việc phân tích dữ liệu ứng viên một cách toàn diện, chi tiết. Chính vì thế, nhiều HR hiện nay đã ứng dụng thuật toán AI hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra hồ sơ ứng viên tiềm năng, có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại vị trí tuyển dụng một cách tự động hóa.

4. Sàng lọc CV và tạo danh sách ứng viên tài năng nhất

Bằng cách so sánh để tìm ra những điểm chung, điểm yếu của từng CV, nhà tuyển dụng có thể nhận biết đâu là ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Đồng thời, đánh giá được mức độ chuyên môn và kỹ năng của nhân sự tương lai có thực sự đáp ứng kỳ vọng của người đứng đầu doanh nghiệp ứng tuyển hay không. 

5. Xác nhận thông tin từ ứng viên

Từ danh sách hồ sơ ứng viên tiềm năng nhất, nhà tuyển dụng cần kiểm tra tính chính xác về thông tin cũng như độ trung thực của người lao động trong quá trình viết CV ứng tuyển. Một số cách xác nhận thông tin từ ứng viên được nhiều nhà tuyển dụng hiện nay áp dụng phổ biến như: 

  • Reference check, tức là gọi điện trực tiếp đến đồng nghiệp hoặc sếp cũ của ứng viên để xác minh thông tin. 
  • Làm bài test nhanh.
  • Yêu cầu ứng viên chia sẻ về một số dự án/sản phẩm đã thực hiện và hiệu quả.
  • Hỏi đáp hoặc phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi tình huống để quan sát phản xạ và khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên được chọn. 
ky-nang-phong-van-tuyen-dung
Đọc thêm: Vì sao cần trang bị kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng?

Những lỗi thường gặp khi screen CV mà HR nào cũng dễ mắc phải

❌ Tiêu chí tuyển dụng mơ hồ, không rõ ràng 

Phần mô tả các tiêu chí tuyển dụng không rõ ràng, thiếu chi tiết sẽ gây cản trở nhà tuyển dụng screen CV, dẫn đến việc đánh giá CV trở nên khó khăn, thiếu sự nhất quán.

Để tránh lỗi này, nhà tuyển dụng cần xác định rõ yêu cầu, kỹ năng, kinh nghiệm cụ thể mà họ đang tìm kiếm ở ứng viên cũng như đưa ra những câu hỏi phỏng vấn phù hợp.

❌ Sàng lọc CV ứng viên theo ý kiến chủ quan của cá nhân người tuyển dụng 

Việc đánh giá CV ứng viên theo cảm tính sẽ khiến kết quả đánh giá không được khách quan. Trong trường hợp này, bộ phận HR nên song song xây dựng chân dung ứng viên để hiểu rõ người mình cần gặp và sử dụng thang điểm đánh giá dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp để sàng lọc CV. 

❌ Đánh giá CV ứng viên hời hợt 

Việc không đọc kỹ thông tin của ứng viên và bỏ lỡ thông tin quan trọng sẽ khiến nhà tuyển dụng “tuột mất” cơ hội tuyển dụng những ứng viên xuất sắc. 

❌ Thiếu linh hoạt trong quá trình screen CV

Việc phụ thuộc hoàn toàn vào các tiêu chí đánh giá như số năm kinh nghiệm, chuyên môn,... có thể khiến nhà tuyển dụng vô tình loại bỏ những ứng viên khác có tiềm năng tương đương và có thêm kỹ năng đặc biệt khác nhưng mới ra trường hoặc chuyển nghề. 

❌ Chủ quan, không xác thực thông tin từ ứng viên 

Trong quá trình sàng lọc hồ sơ, nhiều HR thường bỏ qua bước Reference check dẫn đến sai sót trong quá trình đánh giá năng lực của ứng viên.

Điều này sẽ kéo theo rủi ro về quyết định sai lầm khi tuyển dụng, tuyển ứng viên không đáp ứng được yêu cầu công việc mà doanh nghiệp mong muốn. Cách khắc phục tốt nhất là kết hợp kiểm tra và xác thực thông tin trong hồ sơ ứng viên thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

❌ Không ứng dụng công nghệ vào tuyển dụng 

Việc không ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tuyển dụng mà chỉ dùng sức người thực tế có thể gây tốn kém chi phí, kéo dài thời gian tuyển dụng mà hiệu quả đem lại không cao. 



📍 Kết luận

Đóng vai trò quyết định hiệu quả của quá trình tuyển dụng, CV screening không chỉ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm nhiều thời gian lẫn công sức trong việc sàng lọc hồ sơ ứng viên mà còn đảm bảo về chất lượng đầu vào của nhân sự mới. 

Hy vọng những thông tin mà CakeResume đã cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ screen CV là gì, các bước sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả nhất cũng như tránh mắc những lỗi thường gặp để quá trình tuyển dụng đạt được kết quả tốt nhất.

Đừng quên ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quá trình này diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả nhé!

Đọc thêm: 10 xu hướng tuyển dụng định hình nhân sự năm 2024

Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của CakeResume cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

--- Tác giả: Chloe Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.